Mụn cơm là những nốt sùi nhỏ lành tính xuất hiện trên da. Bệnh do một loại virus gọi là papillomavirus người (HPV) gây nên. Những virus này xâm nhập vào cơ thể khiến cho những tế bào ở ngoài của da tăng sinh rất nhanh.
Mụn cơm là bệnh ngoài da thường gặp, tuy nhiên không phải ai cũng tường tận về dấu hiệu mụn cơm. Mụn cơm có nhiều dạng và có ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể, dưới đây là cách nhận biết mụn cơm đơn giản nhất bạn có thể tham khảo.
Nếu như mụn trứng cá thường mọc ở cằm, lưng, ngực thì mụn cơm (hạt cơm) lại mọc ở những vị trí mọc mụn khác nhau do những loại virus HPV khác nhau gây ra.
Mụn hạt cơm bàn chân là dạng myrmecie (do HPV types 1 gây nên). Đây là tổn thương cơ bản, xuất hiện một điểm dầy sừng hình tròn vào trong sâu ở bàn chân.
Nhận biết dấu hiệu mụn cơm bàn chân không khó (Ảnh: Internet)
Mỗi khi vận động hoặc chạm vào bạn sẽ thấy đau. Mụn cơm có thể tồn tại độc lập hoặc có một vài tổn thương đơn lẻ. Dấu hiệu mụn cơm bàn chân là tổn thương dạng đĩa, xung quanh được bao bọc bởi dày sừng. Ở giữa vùng dày sừng có điểm đen là do mao mạch bị tắc hoặc bị bít bởi bụi.
Mụn cơm thường là những tổn thương sùi ra ở ngoài có bề mặt hình bán cầu hoặc dẹt, có đường kính từ vài mm đến 1-2cm, ở phần giữa có thể bị lõm xuống. Dấu hiệu nhận biết mụn cơm thường đó là bề mặt hạt cơm có dạng tăng gai, cũng có thể tạo thành rãnh, khía. Những đám dày sừng này tập hợp lại với nhau, số lượng có thể từ một vài đến mấy chục cái.
Mụn cơm thường mọc ở mu bàn tay, trên những ngón tay và rất hiếm khi gặp ở lòng bàn tay.
Mụn cơm ở các ngón tay (Ảnh: Internet)
Hạt cơm filiformes thường mọc ở vùng cổ, vùng mọc râu do tự lây nhiễm bởi cạo râu. Chúng thường kết hợp với những tổn thương hình bán cầu, bề mặt bóng nhẫy. Thủ phạm gây ra mụn hạt cơm ở tay là do virus HPV2 và HPV1 (13%). Có một số trường hợp tổn thương sùi ở trong hoặc ra ngoài kết hợp kết hợp với HPV4 hoặc HPV7.
Mụn cơm phẳng là do virus HPV loại 3, 10 gây ra. Dấu hiệu mụn cơm phẳng là các vùng tổn thương gồm những sần nhỏ, không nổi cao, có màu vàng hoặc màu càng nhạt. Ngoài bề mặt bóng, mảnh. Mụn cơm phẳng thường tập trung thành từng dải do bệnh nhân gãi. Hạt cơm có thể mọc theo những vết xước hoặc tạo thành từng mảng, thường hơi ngứa.
Ảnh: Internet
Mụn cơm phẳng thường hay gặp nhất ở mu bàn tay, ngón tay, cánh tay, ở vùng đầu gối hoặc trước cẳng chân. Ở những người bị suy giảm miễn dịch, tổn thương nổi cao hoặc có kích thước lớn. Khi mụn tồn tại lâu ngày không được chữa trị triệt để có thể có dấu hiệu viêm ở xung quanh hoặc có vòng giảm sắc tố.
Mụn cơm sinh dục do virus HPV gây nên. Tuy nhiên chủng virus gây mụn cơm sinh dục khác với chủng virus gây sùi mào gà và ung thư cổ tử cung. Khi bị mụn cơm sinh dục, ở phụ nữ sẽ thấy mụn đỏ, rát ở âm hộ và thành âm đạo, ở vùng ngoài bộ phận sinh dục, hậu môn hoặc cổ tử cung. Nam giới sẽ thấy ở đầu và thân dương vật, hậu môn đau rát. Mụn cóc sinh dục cũng có thể mọc ở miệng hoặc cổ họng.
Mụn cơm sinh dục gây ảnh hưởng tới đời sống vợ chồng (Ảnh: Internet)
Dấu hiệu mụn cơm sinh dục dễ nhận thấy là mụn nhỏ đỏ hoặc xám gây phồng rộp ở cơ quan sinh dục. Mụn mọc gần nhau hoặc hình súp lơ. Bạn sẽ bị ngứa, đau rát, chảy máu khi quan hệ tình dục. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, mụn cơm sinh dục biểu hiện không rõ triệu chứng hoặc chúng quá nhỏ, bằng phẳng nên khó phát hiện bằng mắt thường. Bạn chỉ có thể đi khám da liễu mới có thể chẩn đoán chính xác bệnh.
Mụn cơm sinh dục nếu không được chữa trị có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung, sinh non khi mang thai ở phụ nữ. Bên cạnh đó, nó còn làm ảnh hưởng đến chuyện chăn gối vợ chồng, khiến tâm lý căng thẳng, phiền não.
Trên đây là các dạng mụn cơm phổ biến kèm theo cách nhận biết dấu hiệu mụn cơm đơn giản nhất. Hy vọng những thông tin chia sẻ này sẽ có ích cho bạn.