Dấu hiệu đợt cấp COPD và cách quản lý khi xuất hiện đợt cấp cần nhớ

Dấu hiệu đợt cấp COPD và cách quản lý khi xuất hiện đợt cấp cần nhớ
Nếu không được điều trị nhanh chóng và cẩn thận, những dấu hiệu đợt cấp COPD có thể khiến bạn cần phải nhập viện. Học cách ngăn ngừa và quản lý các đợt cấp có thể giúp bạn nắm bắt được các dấu hiệu ban đầu của cơn đau, khỏe mạnh hơn và tránh phải đến gặp bác sĩ khẩn cấp.

Nếu bạn đã sống chung với bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) trong một thời gian dài, bạn có thể đã trải qua những đợt cấp hoặc bùng phát đột ngột với các triệu chứng hô hấp. Các chuyên gia khuyến cáo, người bệnh cần nắm được các dấu hiệu bùng phát đợt cấp và học cách quản lý chúng kịp thời.

Nếu không bạn có thể phải gặp bác sĩ khẩn cấp.

1. Các dấu hiệu đợt cấp COPD

Trong đợt cấp COPD, đường thở và chức năng phổi của người bệnh thay đổi nhanh chóng và đáng kể. Bạn có thể đột nhiên thấy nhiều chất nhầy hơn làm tắc nghẽn ống phế quản hoặc các cơ xung quanh đường hô hấp có thể co thắt đáng kể, cắt đứt nguồn cung cấp không khí.

Các dấu hiệu đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là:

- Khó thở hoặc thở gấp. Cảm giác như không thể hít thở sâu hoặc thở hổn hển.

>> Tham khảo thêm: Hướng dẫn khắc phục cơn khó thở do bệnh phổi

- Thở khò khè. Nghe thấy tiếng thở khò khè hoặc tiếng rít khi bạn thở có nghĩa là không khí đang bị ép qua một lối đi hẹp hơn.

- Tăng chất nhờn. Bạn có thể bắt đầu ho ra nhiều chất nhầy (đờm) hơn và đờm có thể có màu xanh lá cây, xám, vàng khác với bình thường.

- Mệt mỏi hoặc khó ngủ. Rối loạn giấc ngủ hoặc kiệt sức cho thấy lượng oxy đến phổi và cơ thể ít hơn.

Dấu hiệu đợt cấp COPD và cách quản lý khi xuất hiện đợt cấp cần nhớ - Ảnh 2.

Lượng oxy tới phổi ít dẫn tới hiện tượng mệt mỏi, khó thở (Ảnh: Internet)

- Cảm thấy ngực đau và có những cơn thắt chặt.

- Sốt nhẹ, có cảm giác ớn lạnh.

- Bị nhiễm trùng đường hô hấp.

- Tình trạng ho kéo dài, dai dẳng.

- Suy giảm nhận thức. Lú lẫn, xử lý suy nghĩ chậm lại, trầm cảm hoặc suy giảm trí nhớ có nghĩa là não không nhận đủ oxy.

- Móng tay, chân hoặc môi chuyển màu xanh, xám do nồng độ oxy trong máu thấp

Đừng đợi xem liệu các triệu chứng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính của bạn có cải thiện hay không. Nếu thấy khó thở và các triệu chứng ngày càng nặng hơn, bạn cần đến bác sĩ để khám và điều trị kịp thời ngay khi có thể.

Dấu hiệu đợt cấp COPD và cách quản lý bệnh bạn nên biết - Ảnh 2.

Người bệnh sẽ có những cơn sốt nhẹ và có cảm giác ớn lạnh (Ảnh: Internet)

2. Ba bước để quản lý đợt bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Dưới đây là 3 bước để quản lý bùng phát COPD người bệnh cần lưu ý:

Sử dụng ống hít tác dụng nhanh

Thuốc hít cứu trợ hoặc cấp cứu hoạt động bằng cách đưa một luồng thuốc mạnh đến thẳng phổi bị co thắt của bạn. Ống hít sẽ giúp thư giãn các mô trong đường thở của người bệnh một cách nhanh chóng, giúp thở dễ dàng hơn một chút.

Thuốc giãn phế quản tác dụng thường dùng là thuốc kháng cholinergic và thuốc beta2-agonists. Chúng sẽ hoạt động hiệu quả hơn nếu sử dụng chúng với máy phun sương.

Dấu hiệu đợt cấp COPD và cách quản lý bệnh bạn nên biết - Ảnh 3.

Thuốc hít cứu trợ hoặc cấp cứu hoạt động bằng cách đưa một luồng thuốc mạnh đến thẳng phổi bị co thắt của bạn (Ảnh: Internet)

Dùng corticosteroid đường uống để giảm viêm

Thành phần corticosteroid làm giảm sưng tấy và có thể giúp mở rộng đường hô hấp để không khí lưu thông trong phổi nhiều hơn. Nếu bạn chưa đưa thành phần vào kế hoạch điều trị của mình, bác sĩ có thể kê đơn corticosteroid trong một tuần hoặc hơn sau khi bùng phát để giúp kiểm soát tình trạng viêm.

Chuyển sang can thiệp cơ học

Trong một số tình huống, thuốc cấp cứu, steroid chống viêm và liệu pháp oxy sẽ không đưa các dấu hiệu đợt cấp COPD trở lại trạng thái có thể kiểm soát được. Trong trường hợp này, một chiếc máy để giúp bạn thở thông qua một quá trình được gọi là can thiệp cơ học là dụng cụ cần thiết.

>> Một số lưu ý khi sử dụng máy thở là gì? Tìm hiểu ngay TẠI ĐÂY!

Trên đây là dấu hiệu đợt cấp COPD và 3 cách quản lý bệnh. Nếu bạn nhận thấy rằng việc điều trị tại nhà không giúp bạn thuyên giảm, tốt nhất là bạn nên liên hệ bác sĩ để được giúp đỡ. Khi đến bệnh viện, bạn có thể cần dùng thuốc giãn phế quản tiêm tĩnh mạch như theophylline để giúp kiểm soát các triệu chứng của mình. Tiêm tĩnh mạch cũng được cân nhắc sử dụng để bù nước cho cơ thể, cũng như kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng đường hô hấp như viêm phổi.

Nguồn dịch: https://www.healthline.com/health/copd/steps-for-managing-copd-flare#4-steps-to-manage-your-COPD-flare


Tác giả: Trang Lê