Dấu hiệu đau nửa đầu: Phân biệt cơn đau nửa đầu với những bệnh khác

Dấu hiệu đau nửa đầu: Phân biệt cơn đau nửa đầu với những bệnh khác
Không ít người thường hay bỏ qua các dấu hiệu đau nửa đầu vì nghĩ rằng nó chỉ là tình trạng đau đầu thông thường do căng thẳng. Tuy nhiên đau nửa đầu không giống với đau đầu bình thường, nếu không được điều trị sớm, đau nửa đầu có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

1. Đau nửa đầu là bệnh gì?

Đau nửa đầu là tình trạng một bên đầu đột nhiên đau nhói lên. Đau nửa đầu có nhiều dạng: có thể bị đau nhiều ở một bên hoặc cả hai bên đầu, ở vùng thái dương. 

Đau nửa đầu tăng lên khi xuất hiện ánh sáng chói chang hoặc tiếng ồn ở cường độ mạnh (tiếng nhạc, tiếng trống rền vang...) hoặc căng thẳng tinh thần. Bệnh rất dễ tái phát và mỗi lần tái phát thường làm cho người bệnh rất khó chịu.

2. Dấu hiệu đau nửa đầu

Đau nửa đầu khác với đau đầu thông thường. Dưới đây là những dấu hiệu đau nửa đầu bạn không nên bỏ qua:

2.1. Khó ngủ

Khó ngủ và thức dậy mệt mỏi là hai dấu hiệu đau nửa đầu phổ biến. Bạn có thể khó ngủ ngon khi bị đau nửa đầu và thiếu ngủ cũng có thể gây đau nửa đầu.

Ngoài ra, những cơn đau nửa đầu cũng dễ khiến bạn trở nên cáu kỉnh, căng thẳng kéo dài và tác động ngược lại khiến tình trạng ngày càng tệ hơn.

Dấu hiệu đau nửa đầu: Phân biệt cơn đau nửa đầu với những bệnh khác - Ảnh 1.

Khó ngủ là dấu hiệu đau nửa đầu phổ biến (Ảnh: Internet)

2.2. Ngạt mũi

Một số người bị đau nửa đầu cũng bị ngạt mũi và chảy nước mắt. Nhiều khả năng bạn bị đau nửa đầu nếu có đau đầu, nhức xoang.

2.3. Đau nhói một hoặc cả hai bên đầu

Dấu hiệu đau nửa đầu điển hình là đau nhói đầu, cảm nhận rõ ở một bên đầu. Một nghiên cứu ở những bệnh nhân đau nửa đầu cho thấy, có khoảng 50% bệnh nhân luôn có triệu chứng đau nhói ở một bên đầu.

Dấu hiệu đau nửa đầu: Phân biệt cơn đau nửa đầu với những bệnh khác - Ảnh 2.

Dấu hiệu đau nửa đầu điển hình là đau nhói một bên đầu (Ảnh: Internet)

2.4. Đau mắt, nhức mắt

Bạn có thể sẽ bị đau mắt khi đau nửa đầu. Tình trạng này dễ bị nhầm lẫn với tình trạng mắt bị căng thẳng và sẽ không đỡ ngay cả khi uống thuốc. Đau nửa đầu liên quan đến nhức mắt, hoa mắt.

2.5. Cứng gáy

Một trong những dấu hiệu đau nửa đầu khác đó là cứng gáy hoặc cảm giác đau nhói sau cổ.

Dấu hiệu đau nửa đầu: Phân biệt cơn đau nửa đầu với những bệnh khác - Ảnh 3.

Đau nửa đầu kèm theo cứng gáy và đau nhói sau cổ (Ảnh: Internet)

2.6. Tê và ngứa ran

Một số người bị đau nửa đầu có cảm giác tê, ngứa ran hoặc cảm giác như kim châm ở một bên của cơ thể, lan từ đầu ngón tay qua cánh tay và lên khuôn mặt.

2.7. Nôn và buồn nôn

Đây là dấu hiệu thường gặp ở những người bị chứng đau nửa đầu. Trên thực tế, tình trạng đau đầu có thể trở nên tồi tệ hơn khi nó đi kèm với nôn và buồn nôn.

Dấu hiệu đau nửa đầu: Phân biệt cơn đau nửa đầu với những bệnh khác - Ảnh 4.

Nôn hoặc buồn nôn là triệu chứng thường gặp ở những người bị đau nửa đầu (Ảnh: Internet)

2.8. Nhạy cảm với ánh sáng và tiếng ồn

Những người bị đau nửa đầu luôn muốn trốn ở những nơi yên tĩnh và trong bóng tối. Ánh sáng và tiếng ồn có thể là nguyên nhân gây đau nửa đầu hoặc khiến cho tình trạng tồi tệ hơn.

Dấu hiệu đau nửa đầu: Phân biệt cơn đau nửa đầu với những bệnh khác - Ảnh 5.

Sợ ánh sáng và tiếng ồn là hai dấu hiệu đau nửa đầu thường gặp (Ảnh: Internet)

2.9. Cảm giác yếu ớt

Khi cánh tay bị yếu, nó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang bị đau nửa đầu. Có nhiều người bị đau nửa đầu cảm thấy bị yếu ở hai bên cơ thể.

2.10. Chóng mặt

Có một dạng đau nửa đầu dẫn đến tình trạng chóng mặt và nhìn đôi. Trong những trường hợp nghiêm trọng, bạn cũng có thể gặp vấn đề về thăng bằng.

2.11. Ù tai

Triệu chứng này có thể đến rồi đi hoặc xảy ra liên tục với những tiếng ù trong tai không được tạo ra từ môi trường bên ngoài. Ù tai khiến người bị đau nửa đầu không nghe rõ các âm thanh bên ngoài và cảm thấy rất căng thẳng, mệt mỏi.

3. Làm gì khi bị đau nửa đầu?

- Khi bị đau nửa đầu, trước tiên bạn cần tìm cách loại bỏ dần các yếu tố gây đau nửa đầu. Điều này sẽ giúp hạn chế cơn đau nửa đầu xuất hiện hoặc tái phát. 

- Điều trị dứt điểm các bệnh về tai mũi họng, răng, bệnh nhiễm khuẩn, thoái hóa đốt sống cổ, tăng huyết áp, huyết áp thấp.

- Có chế độ ăn thích hợp và năng tập thể dục (đi bộ, bơi, chơi cầu lông, các bài tập thể dục nhẹ nhàng...) để giúp máu lưu thông tốt hơn, tránh bị béo phì. 

- Tuyệt đối không hút thuốc lá và uống rượu bia để tránh đau nửa đầu tái phát. 

- Tránh căng thẳng thần kinh, stress kéo dài, tránh thức khuya.

Tác giả: D.A