Tất cả mọi người ở tất cả các độ tuổi đều có nguy cơ bị bệnh đột quỵ. Nhiều trường hợp đột quỵ bất ngờ đã và đang diễn ra ở nhiều nơi: một sinh viên đang ngồi học trong giảng đường thì lên cơn đột quỵ và ngất xỉu do tắc mạch máu não; một giáo sư nước ngoài đang giảng dạy thì đột quỵ do xuất huyết não,...và rất nhiều ca bệnh khác.
Bệnh đột quỵ đang gia tăng từng ngày, không trừ một đối tượng nào. Có những thanh niên khỏe mạnh, những cô bé cậu bé tuổi đời còn rất trẻ đã phát bệnh.
Có 80% người bệnh sẽ có biểu hiện "cơn thiếu máu não thoáng qua" trước khi bị đột quỵ thật sự. Đầu tiên bệnh nhân có cảm giác tê yếu tay chân cùng bên nửa người, cơn mờ mắt, nói khó, mất kiểm soát tay chân và tất cả đều là những dấu hiệu thoáng qua nên không ai để ý và thường bỏ qua chúng. Chính điều đó càng làm bệnh đột quỵ tăng đột biến. Hàng năm nước ta có hơn 200.000 trường hợp đột quỵ và hơn một nửa ca bệnh đều tử vong.
Đột quỵ là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ 3 chỉ sau bệnh tim mạch và ung thư trên thế giới nhưng lại là nguyên nhân hàng đầu gây tàn tật. Trung bình cứ 5 người sẽ có 1 người bị đột quỵ. Trong lần đột quy đầu tiên, khoảng 1/3 số người bị tàn phế dạng nhẹ như méo mồm, vẹo cổ; 1/3 ca bị tàn phế nặng như liệt toàn thân, liệt nửa người; còn lại là 1/3 nguy cơ tử vong cao. Những lần đột quỵ tiếp theo sẽ các nguy cơ sẽ nặng hơn.
Những người mắc những bệnh sau cần đặc biệt lưu ý bởi đây chính là dấu hiệu của bệnh đột quỵ
- Tăng huyết áp: Tăng huyết áp là nguyên nhân quan trọng dẫn tới đột quỵ. Nếu không kiểm soát ổn định huyết áp, nguy cơ đột quỵ rất cao.
- Bệnh tim mạch: Bệnh tim mạch là nguy cơ quan trọng thứ hai gây đột quỵ sau tăng huyết áp. Bệnh lý tim mạch nguy hiểm nhất liên quan đến đột quỵ là rung nhĩ.
(Rung nhĩ là tình trạng co bóp bất thường của tim dẫn đến sự bất thường của dòng chảy trong mạch máu, tạo điều kiện hình thành các cục máu đông trong buồng tim có thể gây tắc nghẽn các mạch máu não.)
3. Những thói quen sau sẽ dẫn tới đột quỵ
-- Nghiện rượu: Nghiện rượu nặng, tức là nhiều hơn 60 g/ngày (10 g rượu tương đương với 330 ml bia hoặc 100 ml rượu vang hoặc 30 ml rượu mạnh) làm tăng nguy cơ đột quỵ.
- Hút thuốc lá: Thuốc lá làm đẩy nhanh quá trình xơ vữa động mạch và tạo các chất gây đông máu. Hút nhiều thuốc lá sẽ khiến tắc mạch máu, dẫn tới nguy cơ đột quỵ.
- Béo phì: Ngoài mắc các bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu thì người béo phì còn có nguy cơ đột quỵ cao hơn người bình thường.
- Tiểu đường: Nguy cơ bị đột quỵ ở bệnh nhân tiểu đường cao gấp 3 lần so với người bình thường.
- Tăng cholesterol trong máu: Tăng cholesterol xấu trong máu có thể dẫn đến việc cholesterol bám vào thành mạch máu, từ đó tạo thành các mảng xơ vữa trong mạch máu. Tác động của xơ vữa động mạch rất nguy hiểm, có thể khiến bạn đột quỵ bất cứ lúc nào.
- Căng thẳng thần kinh: Căng thẳng thần kinh làm cho người bệnh dễ bị tăng huyết áp, tăng co bóp cơ tim… Áp lực quá nhiều và đột ngột sẽ làm não bị xuất huyết dẫn tới đột quỵ.
- Giới tính: Nam giới có nguy cơ đột quỵ gấp 1,25 lần so với nữ. Tuy nhiên,nữ giới lại tử vong vì bệnh đột quỵ nhiểu hơn là nam giới. ĐIều này được các nhà nghiên cứu lí giải là do phái nam khỏe mạnh hơn và bị đột quỵ ở độ tuổi trẻ hơn nên tỉ lệ sống sót lớn.
Mọi người không nên chủ quan với những dấu hiệu bất thường dù là nhỏ nhất của cơ thể. Hãy theo dõi cơ thể của mình để phát hiện dấu hiệu của bệnh đột quỵ kịp thời.