Khoáng chất là các loại chất dinh dưỡng mà cơ thể cần để thực hiện nhiều chức năng khác nhau. Thiếu khoáng chất xảy ra khi cơ thể bạn không thu được hoặc không hấp thụ đủ lượng khoáng chất cần thiết.
Thiếu khoáng chất trong chế độ ăn uống hoặc khó hấp thụ khoáng chất từ thực phẩm là một số lý do phổ biến hơn. Thiếu hụt khoáng chất có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe, chẳng hạn như xương yếu, mệt mỏi hoặc hệ thống miễn dịch giảm.
Thiếu khoáng chất thường hiếm gặp, tuy nhiên không phải là không có. Nhiều trường hợp thiếu khoáng chất đã khiến sức khỏe vô cùng nguy hiểm. Dưới đây là một số nguyên nhân có thể khiến cơ thể không có đủ lượng khoáng cần thiết.
- Sử dụng thuốc điều trị lợi tiểu hoặc thực hiện phẫu thuật dẫn đến thiếu canxi
- Nghiện rượu gây thiếu magie
- Người bị bệnh thận, nôn ói kéo dài có thể khiến cơ thể không đủ lượng kali
- Thực hiện chế độ ăn kiêng, khiến cơ thể không có đủ dinh dưỡng cần thiết
- Các bệnh về gan, túi mật, ruột, tụy hoặc thận cũng khiến cơ thể mất đi hàm lượng khoáng chất
- Ở phụ nữ, thiếu khoáng chất có thể xảy ra khi đang trong giai đoạn mang thai, đang trong kỳ kinh hoặc mãn kinh.
Khi nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu dưới đây, nên bổ sung ngay để tránh những nguy hiểm không đáng có.
- Táo bón, đầy hơi hoặc đau bụng
- Hệ thống miễn dịch giảm, trở nên yếu hơn
- Bệnh tiêu chảy
- Nhịp tim không đều
- Ăn mất ngon, cảm thấy chán ăn, không ngon miệng
- Chuột rút cơ bắp
- Buồn nôn và ói mửa
- Tê hoặc ngứa ran ở tứ chi
- Mất tập trung khi đang học tập hoặc làm việc
- Cơ thể luôn yếu đuối, mệt mỏi, không có sức sống.
Bạn có thể gặp một hoặc nhiều trong số các triệu chứng này và mức độ nghiêm trọng có thể khác nhau. Có một số triệu chứng không đáng lo ngại và chúng ta thường không để ý. Khi bạn thấy tình trạng mệt mỏi kéo dài, kém tập trung, bạn nên đi khám ngay, nó có thể là dấu hiệu của thiếu khoáng nhưng cũng có thể là tình trạng sức khỏe khác.
Khi nhận thấy cơ thể bị thiếu hụt chất khoáng, hãy suy nghĩ tới việc bổ sung một số thực phẩm tự nhiên để cân bằng lại. Tuy nhiên tốt nhất là hãy gặp bác sĩ, giải thích về tình trạng của mình để nhận được lời khuyên tốt nhất.
- Các loại quả như bơ, chuối, kiwi, đào
- Rau xanh như bông cải xanh, rau cải xoăn
- Các sản phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai
- Các loại đậu, ngũ cốc
- Khoai lang, khoai tây
- Thịt gà, thịt lợn, thịt bò
- Hải sản.
Ngoài ra, trong một số trường hợp, bạn có thể được yêu cầu bổ sung vitamin để giúp cơ thể hấp thụ, hoặc sử dụng khoáng chất, ví dụ như vitamin D thường được dùng cùng với canxi... Điều này sẽ tùy thuộc vào từng thể trạng của mỗi người mà có chế độ phù hợp.
Nếu bạn bị thiếu khoáng chất nặng, có thể cần phải nhập viện. Trong quá trình điều trị sẽ gây ra một số tác dụng phụ như sốt, cảm lạnh, sưng tay hoặc chân, thay đổi nhịp tim... Nên cần phải theo dõi và làm theo những chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo sức khỏe của bản thân.
Khoáng chất là rất quan trọng đối với sức khỏe của mỗi chúng ta, nó giúp duy trì hoạt động sống, thực hiện nhiều chức năng khác nhau cho cơ thể. Vậy nên không nên để cơ thể bị thiếu hụt khoáng chất. Thiếu hụt khoáng chất gây ra rất nhiều rắc rối, nguy hiểm đối với chúng ta cà cả những người xung quanh nữa. Hãy đảm bảo một chế độ ăn uống hợp lý, đủ dưỡng chất cần thiết để cơ thể luôn phát triển và nhận được đủ hàm lượng dinh dưỡng.
Nguồn: https://www.healthline.com/health/mineral-deficiency#1