Theo Tổ chức Y tế Thế giới, các trường hợp sa sút trí tuệ dự kiến sẽ tăng gấp ba lần vào năm 2050, đơn giản vì rất nhiều người trong chúng ta đang già đi.
Để có thể kịp thời hỗ trợ và đưa ra các biện pháp điều trị hợp lý, cần nhận biết được một số dấu hiệu cảnh báo tình trạng sa sút trí tuệ đang xảy ra.
Sa sút trí tuệ là một thuật ngữ chung để chỉ một số rối loạn của não. Chúng liên quan đến những thay đổi đối với trí nhớ, tư duy, tính cách và khả năng phán đoán ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của một người.
Đọc thêm:
- 5 thói quen nhiều người vẫn đang làm hàng ngày khiến trí thông minh suy giảm
- Thực hư chuyện bột ngọt gây giảm trí nhớ
Bệnh Alzheimer được biết đến là dạng sa sút trí tuệ phổ biến nhất, ảnh hưởng đến khoảng 6,2 triệu người Mỹ. Trong khi đó, lão hóa là yếu tố nguy cơ số 1 của bệnh Alzheimer. Và kết quả của các nghiên cứu cho biết rằng hầu hết các trường hợp được chẩn đoán ở những người trên 65 tuổi.
Hiện nay, bệnh Alzheimer vẫn chưa có thuốc chữa. Tuy nhiên việc phát hiện sớm các dấu hiệu và tìm cách điều trị sớm có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh. Đó là lý do tại sao điều quan trọng là phải chú ý đến những triệu chứng tiềm ẩn cảnh báo bệnh sa sút trí tuệ.
Thực tế thì các vấn đề trí nhớ được biết đến là một trong những triệu chứng phổ biến nhất đối với người bị sa sút trí tuệ.
Có thể kể đến như, khi người bị sa sút trí tuệ sẽ gặp khó khăn khi đến các sự kiện với việc nhớ tên và địa điểm. Tình trạng sa sút trí tuệ gây ra hiện tượng quên nơi đến hoặc việc để lại một số đồ vật nhất định và không thể tìm lại vì không thể nhớ ra bản thân đã để ở đâu.
Triệu chứng dễ nhận biết là tình trạng hay quên xảy ra ở một mức độ nhất định. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ là một đặc điểm bình thường trong quá trình lão hoá. Tình trạng này chỉ trở nên nghiêm trọng nếu như các vấn đề về trí nhớ bắt đầu bị ảnh hưởng và làm ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh.
Một người khi bị sa sút trí tuệ có thể gặp khó khăn khi nhớ những từ phù hợp hoặc khi trao đổi và theo dõi một cuộc trò chuyện.
Việc này khiến người bị sa sút trí tuệ có thể sử dụng một vài từ thay thế khác hoặc nói xung quanh các từ hoặc chi tiết mà họ không nhớ chính xác hoặc không thể nhớ lại.
Tưởng rằng đây là triệu chứng đơn giản, dễ nhận biết. Tuy nhiên thực tế thì triệu chứng khó khăn khi sử dụng ngôn ngữ lại là triệu chứng khó nhận thấy đối với người suy giảm nhận thức hoặc những người xung quanh.
Đối với tình trạng suy giảm nhận thức, một số người bắt đầu tự cô lập và dành ít thời gian hơn cho những người khác nhằm muốn che giấu đi các vấn đề về trí nhớ hoặc khó khăn khi giao tiếp, trò chuyện.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) cho biết: Chứng sa sút trí tuệ có thể khiến người bệnh gặp khó khăn khi đi lại hoặc duy trì sự phối hợp. Điều đó có thể bao gồm việc gặp khó khăn trong việc giữ thăng bằng hoặc đánh giá khoảng cách, vấp ngã hoặc làm rơi đồ thường xuyên hơn.
Hơn nữa khó khăn trong việc điều hướng các tuyến đường quen thuộc còn có thể là dấu hiệu ban đầu của triệu chứng sa sút trí tuệ.
Trong khi đó người bị ảnh hưởng có thể gặp khó khăn khi cần dành nhiều thời gian để nhớ được con đường mình thường xuyên đi lại, khó khăn khi tìm được đường về nhà hoặc các trường hợp khó khăn khi tìm đường đi ở một khu phố quen thuộc.
Các chuyên gia cho biết rằng chính sự thay đổi tâm trạng là một triệu chứng của bệnh sa sút trí tuệ và thường bị bỏ qua.
Một người bị sa sút trí tuệ có thể trở nên thờ ơ, mất hứng thú với các hoạt động mà họ từng yêu thích. Các thành viên trong gia đình có thể cho rằng những thay đổi này là do trầm cảm hoặc căng thẳng.
Nguồn tham khảo: https://www.eatthis.com/news-dementia-danger-warning-signs/