Dấu hiệu bệnh trĩ nhẹ và cách chữa bệnh trĩ nhẹ

Dấu hiệu bệnh trĩ nhẹ và cách chữa bệnh trĩ nhẹ
Bệnh trĩ nhẹ là vấn đề bất thường gặp phải ở vùng hậu môn, xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau. Vậy dấu hiệu bệnh trĩ nhẹ như thế nào? Bị trĩ nhẹ có chữa được hay không?

Bệnh trĩ không nguy hiểm nhưng có thể gây ra nhiều biến chứng, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vì vậy, nhận biết dấu hiệu trĩ nhẹ để điều trị kịp thời dứt điểm, tránh bệnh tiến triển nặng hơn.  

1. Bệnh trĩ nhẹ là gì?

Bệnh trĩ nhẹ hay còn được gọi là trĩ cấp độ 1 - Đây là giai đoạn đầu của bệnh trĩ, xuất hiện với những bất thường ở phần hậu môn như đau, rát, ngứa khó chịu. Đặc biệt trong khi đi vệ sinh thì hiện tượng này càng rõ hơn, thậm chí còn xuất hiện tình trạng chảy máu hậu môn.

Thông thường bệnh trĩ nhẹ sẽ không có ảnh hưởng nguy hiểm về sức khỏe con người. Nhưng nếu không được phát hiện sớm, điều chỉnh chế độ sinh hoạt, ăn uống và điều trị thì khả năng bệnh sẽ bị biến chứng nặng hơn, xuất hiện búi trĩ.

Dấu hiệu bệnh trĩ nhẹ và cách chữa bệnh trĩ nhẹ - Ảnh 1.

Bệnh trĩ nhẹ hay còn được gọi là trĩ cấp độ 1 (Ảnh: Internet)

Đọc thêm: 

Bật mí cách trị bệnh trĩ tại nhà bằng rau diếp cá

Điều trị bệnh trĩ trong bao lâu thì khỏi?

2. Dấu hiệu bệnh trĩ nhẹ

Bệnh trị nhẹ có thể được phát hiện qua một số dấu hiệu cụ thể như sau:

2.1. Dấu hiệu bệnh trĩ nội nhẹ

- Tình trạng bệnh trĩ nội ở cấp độ 1 phát hiện khó khăn hơn. Thường ở cấp độ 1 búi trĩ vẫn rất bé, nằm sâu bên trong không gây ảnh hưởng nhiều.

- Khi bị trĩ nhẹ bệnh nhân sẽ có cảm giác đau rát, ngứa, khó chịu bất thường ở vùng hậu môn

- Trong khi đi vệ sinh với thời gian quá lâu sẽ có thể xuất hiện tình trạng khó chịu hơn

- Có cảm giác chất nhầy tiết ra ở vùng hậu môn gây ẩm ướt, khó chịu

2.2. Dấu hiệu bệnh trĩ ngoại nhẹ

- Đối với trĩ ngoại nhẹ sẽ dễ phát hiện hơn, biểu hiện trĩ ngoại nhẹ thấy cảm giác tổn thương thực thể bao gồm: xuất hiện búi trĩ, lòi nhẹ ra ngoài hậu môn, có thể nhìn và sờ thấy bằng mắt thường.

- Bệnh nhân cũng sẽ có cảm giác về triệu chứng cơ năng như: đau nhẹ, cộm do phần búi trĩ chèn ép, vùng hậu môn bị ẩm ướt, có tình trạng ngứa ngáy và xuất hiện tình trạng chảy máu khi đi đại tiện.

Dấu hiệu bệnh trĩ nhẹ và cách chữa bệnh trĩ nhẹ - Ảnh 2.

Dấu hiệu bệnh trĩ nhẹ (Ảnh : Internet)

3. Bị trĩ nhẹ có tự khỏi được không?

Bệnh trĩ được phân loại riêng bệnh trĩ nội và trĩ ngoại, ở mỗi loại khác nhau lại được phân chia theo từng cấp độ khác nhau từ nhẹ cho tới nặng. Tuy nhiên, dù bệnh trĩ ở thể nhẹ hay nặng thì bệnh trĩ không thể tự khỏi được.

Ngoài ra nếu bệnh trĩ không phát hiện sớm để điều trị kịp thời có thể tiến triển nặng hơn. Do vậy, khi phát hiện hoặc có biểu hiện nghi ngờ bị bệnh trĩ, người bệnh hãy nên tới cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán điều trị kịp thời.

Đặc biệt, bệnh trĩ là căn bệnh có thể tái đi tái lại nhiều lần, nên khi phát hiện bệnh cần được điều trị dứt điểm để tình trạng bệnh không tái phát lại.

4. Cách điều trị bệnh trĩ nhẹ

Thông thường bệnh trĩ nhẹ sẽ ít gây ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh. Dù vậy thì người bệnh cũng không được chủ quan. Bởi nếu bệnh trĩ nhẹ không được phát hiện và điều trị hợp lý sẽ tiềm ẩn nguy cơ bị nặng hơn, ảnh hưởng tới sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. 

4.1. Thay đổi chế độ ăn uống hợp lý

Bệnh trĩ nhẹ sẽ có thể bị ảnh hưởng theo chiều hướng xấu hơn bởi tình trạng táo bón. Vì vậy có thể nói rằng táo bón là một trong những nguyên nhân khiến cho bệnh trĩ trở nên nghiêm trọng hơn.

Vì vậy, để có thể loại bỏ tác nhân gây hại này, thì người bệnh cần phải thay đổi chế độ ăn uống hợp lý. Những người bị trĩ nên bổ sung thực phẩm giàu chất xơ như: các loại rau xanh, trái cây, khoai lang … đảm bảo cơ thể luôn được cấp nước đầy đủ, giúp tiêu hóa tốt hơn, tránh tình trạng táo bón.

4.2. Sử dụng rau diếp cá

Trong thành phần của rau diếp cá có chứa Decanonyl Acetaldehyde và Quercetin có tác dụng chống viêm, ức chế loại bỏ hoạt động của vi khuẩn có hại. Vì vậy mà có thể giúp ngăn chặn khả năng gia tăng kích thước của búi trĩ, giảm tình trạng đau rát.

Người bệnh có thể sử dụng rau diếp cá ăn sống, uống sinh tố, uống trà hay có thể sử dụng đắp trực tiếp vào phần búi trĩ.

4.3. Thay đổi thói quen sinh hoạt

Thay đổi thói quen sinh hoạt có thể cải thiện tình trạng trĩ. Các bạn nên tránh xa các loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe như rượu bia, các thực phẩm cay nóng. Ngoài ra, không nên có thói quen ngồi một chỗ trong thời gian dài, hay nhịn đi đại tiện quá lâu. Thay vào đó bệnh nhân nên thường xuyên đi lại, vận động thể dục thể thao để giúp tăng cường sức khỏe.

Đặc biệt, cần duy trì thói quen vệ sinh phần hậu môn tốt nhất, giúp ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn gây hại.

4.4. Sử dụng thuốc điều trị bệnh trĩ nhẹ

Trong một số trường hợp người bệnh đã áp dụng một trong số những cách điều trị trên mà tình trạng bệnh không thuyên giảm hoặc bị nặng hơn. Lúc này người bệnh cần phải tới cơ sở y tế để được các bác sĩ chẩn đoán, tư vấn và đưa ra hướng điều trị thích hợp.

Có thể người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng thuốc để điều trị tình trạng trĩ như thuốc chống viêm, giảm đau, giảm cảm giác khó chịu hay ngứa rát hậu môn.

5. Bệnh trĩ khi nào cần đến bác sĩ?

Dấu hiệu bệnh trĩ nhẹ và cách chữa bệnh trĩ nhẹ - Ảnh 3.

Xuất hiện tình trạng đau rát nhiều, khó chịu kèm tình trạng phân có máu hãy tới thăm khám bác sĩ (Ảnh: Internet)

Nếu khi bị trĩ mà xuất hiện thêm một trong những dấu hiệu sau đây thì cần được tới cơ sở y tế để thăm khám sớm nhất có thể:

- Người bệnh xuất hiện tình trạng đau rát nhiều, khó chịu kèm tình trạng phân có máu khi đi đại tiện.

- Tình trạng búi trĩ bị lòi ra hẳn ngoài, gây ngứa, khó chịu

- Vùng hậu môn xuất hiện tình trạng dịch ẩm ướt nhiều hơn, thậm chí là có cả phân

- Người bệnh xuất hiện tình trạng khó chịu khi ngồi

- Hoặc khi bệnh nhân cảm thấy đau bụng, đau phần hậu môn dữ dội

Như vậy, dấu hiệu bệnh trĩ nhẹ có thể nhận biết thông qua việc kiểm tra bằng mắt thường, sờ tay hoặc cảm nhận thay đổi bất thường ở vùng hậu môn. Tuy nhiên, bệnh trĩ nhẹ có thể được thuyên giảm nếu phát hiện kịp thời, thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt hằng ngày, tăng cường vận động. 


https://suckhoehangngay.vn/dau-hieu-benh-tri-nhe-va-cach-chua-benh-tri-nhe-20220905221644587.htm
Tác giả: Nguyễn Lương