Đau giữa lưng là bệnh gì? Một số căn bệnh gây ra hiện tượng đau giữa lưng

Đau giữa lưng là bệnh gì? Một số căn bệnh gây ra hiện tượng đau giữa lưng
Đau giữa lưng trong nhiều trường hợp do nguyên nhân chấn thương, ngồi sai tư thế. Tuy nhiên đây cũng là biểu hiện của một số bệnh như thoái hóa xương khớp, cong vẹo cột sống, thoát vị đĩa đệm...

Đau giữa lưng là hiện tượng phổ biến ở nhiều người. Đau giữa lưng đôi khi chỉ là biểu hiện của một số nguyên nhân cơ học như bị chấn thương, ngồi sai từ thế...Tuy nhiên trong một số trường hợp, đây lại là dấu hiệu của các vấn đề xương khớp như cong vẹo cột sống, thoát vị đĩa đệm... 

1. Triệu chứng đau giữa lưng

Cột sống lưng giữa được cấu tạo từ 12 đốt sống, kí hiệu từ T1 – T12. Mỗi đốt sống sẽ có 2 dải xương sườn tạo thành lồng ngực bảo vệ cơ quan nội tạng. Do đó, tình trạng đau giữa lưng hay còn gọi là đau lưng ngực. Những vị trí đau thường xuất hiện ở vùng đốt sống ngực, nằm giữa đáy cổ và đỉnh cột sống thắt lưng.

Cơn đau giữa lưng thường biểu hiện:

- Đau cơ 

- Đau âm ỉ 

- Một cảm giác nóng bỏng 

- Đau nhói hoặc đâm 

- Căng cơ hoặc cứng cơ

2. Đau giữa lưng khi nào nguy hiểm cần gặp bác sĩ?

Bạn không nên chủ quan với cơn đau giữa lưng vì chưa xác định được chính xác nguyên nhân. Cơn đau giữa lưng nguy hiểm khi:

- Ngứa ran hoặc tê ở chân, tay hoặc ngực 

- Đau ngực 

- Yếu ở chân hoặc tay 

- Mất kiểm soát ruột hoặc bàng quang 

- Không tự chủ

Bạn tuyệt đối không nên tự ý chữa đau giữa lưng vì có thể xayr ra một số biến chứng nguy hiểm. 

Nguyên nhân gây ra hiện tượng đau giữa lưng:

3. Đau giữa lưng có thể xảy ra do một số nguyên nhân dưới đây:

Nguyên nhân cơ học

- Một số nguyên nhân cơ học như ngồi sai tư thế khiến cột sống lưng phải chịu áp lực liên tục và nếu kéo dài trong thời gian dài thì có thể bị cong vẹo cột sống. 

- Trong trường hợp bạn làm việc quá sức cũng có thể bị đau giữa lưng

- Thừa cân, béo phì do áp lực từ trọng lượng cơ thể

- Lối sống không lành mạnh, ít luyện tập thể thao khiến các cơ bắp bị yếu gây đau

- Đau giữa lưng cũng có thể xảy ra do thói quen thường xuyên hút thuốc, sử dụng chất kích thích khiến các đĩa đệm cột sống bị đau, thoái hóa hoặc chấn thương. 

- Đau giữa lưng do cong vẹo cột sống: Một số người bị cong vẹo cột sống gây ảnh hưởng đến vùng lưng, gây ra những cơn đau giữa lưng từ âm ỉ đến đau dữ dội.

- Đau giữa lưng do bong gân hoặc căng cơ. Khi bị căng cơ lưng giữa hoặc bong gân có thể dẫn đến đau giữa lưng và hạn chế khả năng vận động của người bệnh. 

- Đau giữa lưng do chấn thương. Những chấn thương dẫn đến cột sống lưng giữa bị chấn thương như ngã mạnh từ cầu thang hoặc trên cao, tai nạn giao thông, tai nạn thể thao có thể gây đau giữa lưng. 

Nguyên nhân bệnh lý

Một số bệnh lý cũng gây ra hiện tượng đau lưng, đau giữa lưng, nhất là bệnh sỏi thận

- Do bệnh thận: Nếu đau giữa lưng kèm sốt, đau khi tiểu, ớn lạnh và buồn nôn là triệu chứng phổ biến của bệnh thận như sỏi thận, thận hư, nhiễm trùng

- Do bệnh loãng xương: Đau giữa lưng có thể xảy do cơ thể không đám ứng đủ chất dinh dưỡng để tạo ra xương mới thay thế cho việc mất xương tự nhiên. 

-  Vẹo cột sống. Đau giữa lưng cũng có thể là triệu chứng của bệnh cong vẹo cột sống. Điều này xảy ra là do phần xương cột sống bị cong vẹo dẫn đến sức ép phân bổ không đều gây đau. 

-  Có khối u phát triển từ xương cột sống hoặc những bộ phận khác chèn ép lên dây thần kinh và tủy sống, cơ và dây chằng xung quanh gây đau lưng hoặc đau giữa lưng. 

- Thoát vị đĩa đệm: Bị thoát vị đĩa đệm cũng gây ra hiện tượng này. Vì khi các đĩa đệm và nhân nhầy đĩa đệm trượt ra ngoài dẫn đến chèn ép lên rễ dây thần kinh và tủy sống gây những cơn đau. 

- Viêm xương khớp: Điều này xảy ra khi lớp sụn bao quanh các khớp bị phá vỡ hoặc mài mòn dần dẫn đến đầu xương cọ sát nhau. 

Ngoài ra tuổi tác dẫn đến lão hóa gây ra tình trạng suy giảm chức năng xương khớp, gây đau lưng, đau giữa lưng...cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này. 

Khi thấy có những cơn đau giữa lưng, bạn cần đi thăm khám để được chẩn đoán một cách chính xác nhất. Không nên tự ý bắt bệnh và điều trị tùy tiện dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm về sau. 


Tác giả: Lê Cường