Đau dây thần kinh: Triệu chứng và các biện pháp giảm đau tại nhà

Đau dây thần kinh: Triệu chứng và các biện pháp giảm đau tại nhà
Đau dây thần kinh là loại đau mãn tính. Các cơn đau thường rất khó chịu, một số biện pháp tại nhà có thể giúp giảm cơn đau hiệu quả.

Đau dây thần kinh là cơn đau nhói hoặc rát theo đường đi của dây thần kinh. Cơn đau dây thần kinh thường xảy ra ở bàn chân và cẳng chân, nhưng có thể xảy ra ở các bộ phận khác của cơ thể. Đau dây thần kinh thường là do sự kích thích hoặc tổn thương dây thần kinh hoặc do một vấn đề với hệ thần kinh.

Đau dây thần kinh có thể làm gián đoạn các hoạt động sống hàng ngày của một người, chẳng hạn như ảnh hưởng đến giấc ngủ và có thể dẫn đến trầm cảm hoặc lo lắng.

1. Triệu chứng đau dây thần kinh

Bất kể nguyên nhân là gì, đau dây thần kinh thường gây ra các triệu chứng như:

- Đau như dao đâm hoặc cảm thấy bỏng rát

- Ngứa ran

- Tê hoặc hoặc châm chích

- Yếu cơ

- Mất cảm giác một phần hoặc toàn bộ

- Tê liệt một phần hoặc toàn bộ 

- Teo cơ

Giống như các loại đau khác, đau dây thần kinh có thể có cường độ khác nhau. Đối với một số người, cơn đau có thể có cảm giác như bị kim châm gây khó chịu nhẹ. Đối với những người khác, cơn đau có thể nghiêm trọng và gần như không thể chịu đựng được. 

Ngoài ra, đau dây thần kinh có thể cục bộ (cảm thấy tại hoặc gần khu vực dây thần kinh bị tổn thương) hoặc lan tỏa (cảm thấy ở nơi nào khác trong cơ thể).

Đau dây thần kinh: Triệu chứng và các biện pháp giảm đau tại nhà - Ảnh 2.

Ngứa ra, tê hoặc châm chích là những triệu chứng phổ biến khi bị đau dây thần kinh (Ảnh: Internet)

Đọc thêm:

Đau dây thần kinh liên sườn: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị

Nhận biết dấu hiệu gai cột sống lưng chèn dây thần kinh

Đau dây thần kinh do đâu?

Đau thần kinh xuất phát từ tổn thương thần kinh, có thể do tình trạng bệnh lý, thuốc hoặc chấn thương. Chẳng hạn như bệnh tiểu đường, bệnh zona và ung thư - có thể gây thương tích và đau dây thần kinh.

Hoặc các dây thần kinh bị tổn thương có nhiều khả năng hoạt động sai, gửi tín hiệu đau đến dây thần kinh của bạn khi không có nguyên nhân gây đau.

2. Phương pháp điều trị đau dây thần kinh

Đau thần kinh thường được điều trị bằng thuốc giảm đau bổ trợ, chẳng hạn như thuốc chống trầm cảm và thuốc chống co giật.

Tuy nhiên, các loại thuốc khác cũng có thể được sử dụng để điều trị chứng đau dây thần kinh mãn tính. Chúng bao gồm NSAID, (thuốc chống viêm không steroid) và corticosteroid.

Các phương pháp điều trị khác cũng có thể được sử dụng cho chứng đau dây thần kinh mãn tính, chẳng hạn như vật lý trị liệu hoặc phong bế dây thần kinh, được thực hiện bằng cách tiêm hóa chất hoặc thuốc gây mê vào khu vực đó hoặc bằng cách cố tình cắt hoặc làm tổn thương một số bộ phận của dây thần kinh. Phương pháp điều trị đa phương thức này có thể kiểm soát tốt hơn các triệu chứng đau thần kinh.

Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là bạn cần điều trị và tuân thủ theo các chỉ định của bác sĩ.

3. Biện pháp tại nhà giúp giảm đau dây thần kinh

Dưới đây là một số biện pháp tại nhà giúp kiểm soát cơn đau dây thần kinh. Bạn có thể kết hợp một số phương pháp này cùng với phương pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

- Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn: Bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau tại chỗ (kem và thuốc mỡ không kê đơn được bán để giảm đau dây thần kinh), thuốc giảm đau (acetaminophen, aspirin và ibuprofen)

- Thư giãn: Bạn nên thư giãn bằng cách tập yoga hoặc thiền. Những phương pháp này không chỉ làm giảm bớt một số căng thẳng do cuộc sống với chứng đau dây thần kinh mãn tính gây ra mà còn có thể giúp giảm bớt cơn đau.

- Massage: Massage có thể làm giảm các triệu chứng như ngứa ran, tê hoặc đau ở một số vùng trên cơ thể. Liệu pháp này giúp mọi người thư giãn, điều hòa và cải thiện quá trình lưu thông trong cơ thể, từ đó giúp giảm cơn đau hiệu quả.

Bạn có thể xoa bóp, nhào lặn khu vực bị đau nhưng nên dùng lựa vừa phải, không nên lựa chọn các bài sử dụng quá nhiều lực, chẳng hạn như xoa bóp mô sâu.

Đau dây thần kinh: Triệu chứng và các biện pháp giảm đau tại nhà - Ảnh 3.

Massage có thể làm giảm các triệu chứng như ngứa ran, tê hoặc đau do đau dây thần kinh (Ảnh: Internet)

- Đi dạo: Vận động và thể dục sẽ giải phóng endorphin và thúc đẩy lưu lượng máu đến các dây thần kinh ở chân và bàn chân, từ đó giúp giảm triệu chứng đau dây thần kinh ở chân. Hơn nữa, tập thể dục thường xuyên có thể tạo ra sự giãn nở lâu dài của các mạch máu ở bàn chân, nuôi dưỡng các dây thần kinh bị tổn thương trở lại khỏe mạnh.

- Liệu pháp trò chuyện: Những người bị đau dây thần kinh mãn tính thường chán nản nên có thể khiến cảm giác đau đớn trở nên dữ dội hơn. Vì vậy, bạn nên chia sẻ, nói chuyện nhiều hơn để tạo tâm lý thoải mái.

- Chườm: Bạn có thể chườm ấm hoặc lạnh lên vùng bị đau, điều này có thể làm tăng lưu thông máu tươi đến khu vực này và giúp giảm đau.

Chườm túi nước đá lên vùng bị ảnh hưởng khoảng 15 phút mỗi lần, ba lần một ngày để giúp giảm viêm. Chườm ấm có thể được áp dụng trong thời gian dài hơn, lên đến 1 giờ, ba lần một ngày.

- Sử dụng gậy hoặc nẹp: Điều này có thể giúp bạn di chuyển dễ dàng hơn và giảm đau.

- Thay đổi lối sống: Mặc dù việc thay đổi lối sống không thể loại bỏ cơn đau dây thần kinh nhưng nó có thể hữu ích - đặc biệt là khi kết hợp với các phương pháp điều trị khác. Bạn nên xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên và tránh hút thuốc.

4. Có thể phòng ngừa đau dây thần kinh không?

Khó có thể phòng ngừa toàn được tình trạng đau dây thần kinh nhưng có thể giảm thiểu nguy cơ gây bệnh bằng cách:

- Không hút thuốc lá

- Tập thể dục thường xuyên 

- Ăn nhiều trái cây tươi, rau, ngũ cốc nguyên hạt và protein nạc.

- Hạn chế uống đồ uống có chứa cồn.

- Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường, hãy theo dõi chặt chẽ lượng đường trong máu và chăm sóc bàn chân tốt hơn.

Tóm lại, đau dây thần kinh không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, nhiều khi ảnh hưởng đến tâm lý của họ. Bạn nên có một lối sống lành mạnh để kiểm soát tốt tình trạng này.

Nếu bạn cảm thấy tê hoặc ngứa ran kéo dài, thường xuyên làm rơi đồ vật đang cầm, co giật thì bạn nên đến bệnh viện để được chẩn đoán chính xác tình trạng sức khoẻ.

Nguồn tham khảo:

1. Nonprescription Treatments for Nerve Pain

2. What Does Nerve Pain Feel Like?

3. Neuropathic Pain


Tác giả: Vân Anh