Dầu đậu nành là một loại dầu thực vật có nguồn gốc từ hạt của cây đậu nành, có màu vàng nhạt, thông qua quá trình ép nóng. Dầu đậu nành được sử dụng trong nhiều phương thức nấu ăn khác nhau như chiên, nướng, xào,... Đây là loại dầu có điểm bốc khói cao và giàu omega-6. Nhiều người băn khoăn ăn dầu đậu nành có tốt không? Ăn dầu đậu nành có béo không?,...
Dưới đây là một vài thông tin về tác dụng của dầu đậu nành đối với sức khỏe cũng như các nhược điểm và lưu ý khi dùng dầu đậu nành mà bạn có thể tham khảo.
Đọc thêm:
+ 6 tác dụng đáng ngạc nhiên của dầu óc chó đối với sức khỏe
+ Bất ngờ với những tác dụng của dầu ớt đối với sức khỏe: Từ tim mạch tới tiêu hóa và hệ miễn dịch
Nếu bạn thắc mắc dầu đậu nành có tốt không thì câu trả lời là dầu đậu nành rất tốt cho sức khỏe nếu được tiêu thụ đúng cách. Theo Healthline, bạn có thể nhận được 6 lợi ích của dầu đậu nành khi tiêu thụ bao gồm:
- Điểm bốc khói cao
Điểm khói của một loại dầu là nhiệt độ mà tại đó chất béo bắt đầu phân hủy và oxy hóa. Điều này dẫn đến sự hình thành các hợp chất độc hại, gây bệnh gọi là gốc tự do, có thể gây ra căng thẳng oxy hóa trong cơ thể.
Dầu đậu nành có điểm bốc khói tương đối cao khoảng 450°F (230°C). Trong khi dầu ô liu nguyên chất không tinh luyện có điểm bốc khói khoảng 375°F (191°C), còn dầu cải có điểm bốc khói từ 428 - 450°F (220–230°C).
Điểm bốc khói cao không chỉ giúp tối ưu hóa hương vị thực phẩm trong các phương pháp nấu ăn ở nhiệt độ cao như nướng, rang và chiên mà còn có thể bảo vệ chống lại sự hình thành các gốc tự do, là hợp chất có hại có thể gây ra bệnh mãn tính.
- Dầu đậu nành giàu chất béo tốt cho sức khỏe tim mạch
Ăn dầu đậu nành có tốt không? Dầu đậu nành chủ yếu bao gồm các axit béo không bão hòa đa, đây là loại chất béo tốt cho tim và được liên kết với nhiều lợi ích sức khỏe tổng thể.
Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng việc thay thế các loại chất béo khác trong chế độ ăn uống bằng chất béo không bão hòa đa có thể giúp tăng cường sức khỏe tim mạch. Ví dụ, một nghiên cứu trên PLoS Medicine cho thấy việc thay thế chất béo bão hòa bằng chất béo không bão hòa đa trong chế độ ăn uống làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim. Các nghiên cứu khác cho thấy việc thay thế chất béo bão hòa bằng chất béo không bão hòa đa cũng có thể làm giảm mức cholesterol LDL xấu, đây cũng là một yếu tố nguy cơ chính gây bệnh tim.
Theo Healthline, một phân tích tổng hợp lớn về 8 nghiên cứu cho thấy khi người tham gia thay thế 5% tổng lượng calo hàng ngày từ chất béo bão hòa bằng chất béo không bão hòa đa, kết quả cho thấy nhóm này có nguy cơ mắc bệnh tim thấp hơn 10%.
- Có thể hỗ trợ sức khỏe xương
Sự hiện diện của vitamin K trong dầu đậu nành rất quan trọng để kiểm soát quá trình chuyển hóa xương và tổng hợp protein, chẳng hạn như osteocalcin, giúp duy trì khối lượng xương. Một nghiên cứu kéo dài 2 năm trên 440 phụ nữ cho thấy việc uống 5 mg vitamin K hàng ngày được liên kết với nguy cơ gãy xương thấp hơn.
Tuy nhiên, cần thêm các nghiên cứu lớn, chất lượng cao trên người để đánh giá ảnh hưởng của dầu đậu nành đối với sức khỏe xương như thế nào trước khi kết luận.
Ngoài ra, dầu đậu nành có chứa isoflavonoid được gọi là phytoestrogen, có đặc tính giống như estrogen. Estrogen cần thiết cho sức khỏe và độ chắc khỏe của xương. Hơn nữa, ăn dầu đậu nành cũng có lợi cho phụ nữ sau mãn kinh vì loại dầu này giúp bổ sung lượng estrogen cho cơ thể.
- Dầu đậu nành có chứa các axit béo omega-3 tốt
Ăn dầu đậu nành có tốt không? Dầu đậu nành có chứa các axit béo omega-3 tốt đã được liên kết với nhiều lợi ích sức khỏe và đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe tim mạch, phát triển thai nhi, chức năng não và miễn dịch. Tăng cường hấp thu axit béo omega-3 cũng có thể giúp giảm viêm nhiễm, điều này được cho là liên quan đến sự phát triển của các tình trạng mãn tính như bệnh tim, ung thư và đái tháo đường.
Sự cân bằng axit béo tốt trong dầu đậu nành giúp kiểm soát mức cholesterol. Axit béo Omega-3 có thể làm giảm mức cholesterol có hại và trung hòa các loại cholesterol không có lợi.
- Có thể hỗ trợ sức khỏe làn da
Hàm lượng vitamin E cao trong dầu đậu nành đóng vai trò là chất chống oxy hóa mạnh, bảo vệ da khỏi tác hại của các gốc tự do. Vitamin E có thể cải thiện tình trạng mụn, giảm sẹo mụn, bảo vệ da khỏi cháy nắng và kích thích tái tạo tế bào da mới để hỗ trợ quá trình chữa lành.
Dầu đậu nành cũng chứa axit béo omega-3 và omega-6, giúp tái tạo collagen và tăng độ đàn hồi cho da, làm giảm sự xuất hiện của nếp nhăn và vết chân chim. Một vài nghiên cứu khác phát hiện ra rằng việc bôi dầu đậu nành ngoài da có thể bảo vệ da khỏi tình trạng đỏ và viêm do bức xạ UVB gây ra.
- Dầu đậu nành giúp nuôi dưỡng tóc
Thúc đẩy sức khỏe của tóc là một trong những lợi ích của dầu đậu nành. Ngoài việc giúp tóc giữ độ ẩm, dầu đậu nành còn có thể giúp làm mịn lớp biểu bì của tóc để giữ cho tóc trông bóng mượt. Một số người cũng sử dụng dầu đậu nành cho tóc để tăng hiệu quả của các sản phẩm khác, chẳng hạn như đắp mặt nạ tóc, dầu ủ tóc hay dưỡng tóc.
Để có một loại dầu xả dưỡng tóc đơn giản tự làm, hãy thử đun nóng một vài thìa canh dầu đậu nành rồi thoa lên tóc và ủ trong 30 - 40 phút trước khi gội sạch và tiếp tục quy trình chăm sóc tóc thông thường.
Bạn có thể sử dụng loại dầu này trong chế độ ăn kiêng bởi chúng rất ít cholesterol xấu và natri, lại có lượng calo thấp nên vừa tốt cho sức khỏe lại còn giúp kiểm soát cân nặng. Tuy nhiên, do vẫn chứa calo nên tiêu thụ quá nhiều dầu đậu nành vẫn có thể gây tăng cân. Bạn vẫn cần kiểm soát lượng calo tiêu thụ thấp hơn lượng calo đốt cháy để quá trình giảm cân hiệu quả hơn.
Mặc dù dầu đậu nành có chứa axit béo omega-3 alpha-linolenic acid (ALA), nhưng quá trình chuyển đổi ALA thành các axit béo thiết yếu DHA và EPA là cực kỳ kém hiệu quả. Theo Healthline, thực tế, các nghiên cứu cho thấy chỉ có <0.1–7.9% ALA được chuyển đổi thành EPA và <0.1–3.8% ALA được chuyển đổi thành DHA.
Chính vì lý do này, dầu đậu nành không phải là nguồn cung cấp DHA và EPA đáng tin cậy, những axit béo thiết yếu cần thiết cho chức năng tế bào. Hơn nữa, mặc dù dầu đậu nành chứa một số axit béo omega-3, nhưng loại dầu này lại chứa nhiều axit béo omega-6 hơn nhiều.
Do đó, việc thay đổi chế độ ăn để giảm lượng thực phẩm giàu omega-6 bao gồm đồ ăn nhanh và dầu tinh chế, cũng như tăng cường tiêu thụ thực phẩm giàu omega-3 như cá béo sẽ đem lại lợi ích tốt cho sức khỏe tổng thể.
Dầu đậu nành được xem là an toàn với hầu hết mọi lứa tuổi, ngay cả phụ nữ mang thai và cho con bú. Tuy nhiên, những người bị dị ứng với đậu phộng và các loại cây khác thuộc họ Fabaceae/Leguminosea cũng có thể bị dị ứng với dầu đậu nành nên cần tránh hoặc thận trọng khi sử dụng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Tóm lại, dầu đậu nành tốt cho sức khỏe không phụ thuộc vào cách sử dụng của bạn. Nói cách khác, dầu đậu nành có tốt không thì câu trả lời là dầu đậu nành rất tốt cho sức khỏe nếu được tiêu thụ đúng cách. Lựa chọn dầu đậu nành hữu cơ, chế biến tối thiểu là một lựa chọn tốt để tối đa hóa lợi ích sức khỏe tiềm ẩn của loại dầu ăn phổ biến này. Bạn cũng nên sử dụng nhiều loại dầu ăn lành mạnh khác, bao gồm dầu quả bơ, dầu ô liu và bơ từ động vật ăn cỏ.
Nguồn dịch tham khảo:
1. 6 Benefits of Soybean Oil (and Some Potential Downsides)
2. 7 Benefits and Uses of Soybean Oil
3. Is Soybean Oil Bad for You? Benefits vs. Risks