Mặc dù không gặp nhiều như ốm nghén, nhưng mệt mỏi, đau đầu là triệu chứng cũng phổ biến khi mang thai, và cũng hiếm khi là vấn đề to tát. Nhưng thật không may, điều trị những chứng đau đầu này không đơn giản như lúc chưa mang thai, vì lúc này một số thuốc bị cấm dùng cho các bà bầu. Tuy nhiên, cách đơn giản là thay đổi lối sống có thể có hiệu quả trong việc ngăn chặn các cơn đau đầu thường xuyên.
Mặc dù đau đầu có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong kì mang thai, nhưng hầu hết chị em đều gặp phải trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kì. Nguyên do thường là do:
- Nội tiết tố thay đổi
- Do bị bệnh lý gặp phải khi mang thai hoặc đã bị trước mang thai
- Không ăn uống đủ chất gây ra tình trạng hạ đường huyết
- Thiếu máu làm oxy lên não kém
- Đứng lên quá nhanh khi đang ngồi khiến cơ thể không kịp điều chỉnh
- Nằm ngửa khiến tử cung chèn vào các mạch máu lớn làm nhịp tim và huyết áp giảm cũng là nguyên nhân gây đau đầu
- Do thay đổi thời tiết
- Tăng cân, stress tâm lý
- Đau đầu cũng có thể là dấu hiệu của tiền sản giật
Trong giai đoạn mang thai, việc sử dụng thuốc thường bị cấm hoàn toàn bởi nó gây ra những tác dụng phụ ảnh hưởng tới thai nhi. Do đó, để khắc phục tình trạng trên, các mẹ bầu nên tham khảo những bí quyết sau đây:
Các mẹ bầu nên chia nhỏ các bữa ăn và thời gian gần nhau để tránh bị đói. Không để cơ thể rơi vào tình trạng quá đói vì chúng có thể làm giảm đường huyết dẫn tới tình trạng đau nhức đầu.
Mẹ bầu nên đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý để có một thai kì khỏe mạnh (ảnh: internet)
Bổ sung hydrate bằng cách uống nhiều nước lọc và nước trái cây tươi.
Khi mang thai giai đoạn đầu, mẹ bầu nên tránh các loại thực phẩm chứa quá nhiều chất làm ngọt nhân tạo như socola, sữa chua, pho mát, các loại thịt đã được chế biến sẵn,... và các loại rượi, nước ép có chất bảo quản, đồ uống có ga, cà phê,...
Để có một giấc ngủ ngon, các mẹ bầu nên đi ngủ bất cứ lúc nào thấy buồn ngủ và tốt nhất là ngủ phòng tối, ít ánh sáng...
Chế độ nghỉ ngơi phù hợp sẽ giúp giảm những cơn đau nhức đầu (ảnh: internet)
Không nên thức quá khuya và dậy quá muộn, và nên sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Thường xuyên ra ngoài hít thở không khí trong lành và nghe nhạc để có thể giảm bớt lo lắng, buồn phiền.
Việc tập thể dục với cường độ mạnh là điều tối kị với phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, tập thể dục ở mức độ nhẹ và thường xuyên như: đi bộ, thiền, yoga... sẽ giúp các mẹ bầu ngăn chặn và khắc phục tình trạng đau nửa đầu.
Cùng với tập thể dục với cường độ nhẹ thường xuyên, các mẹ bầu cũng nên massage cơ thể nhẹ nhàng và bấn huyệt ở chân từ 1 -2 phút cũng sẽ giúp lưu thông máu và giảm các cơn đau đầu...
Nếu những phương pháp này không hiệu quả, hãy nhờ các bác sĩ tư vấn để có thể chọn loại thuốc phù hợp và có thể dùng được cho bà bầu. Những loại thuốc như ibuprofen, aspirin… không nên tự ý dùng trừ khi có sự chấp thuận của bác sĩ.
Trong một vài trường hợp hiếm hoi, đau đầu có thể là một triệu chứng của một vấn đề lớn hơn, nghiêm trọng hơn. Nếu bạn đang ở trong tam cá nguyệt thứ hai (3 tháng tiếp theo) hoặc thứ ba (3 tháng cuối), mà bạn lại bị đau đầu tồi tệ thì cần đi khám sớm để bác sĩ có thể loại trừ tiền sản giật. Bất kỳ cơn đau đầu đi kèm với thay đổi thị lực, sốt, cứng cổ, tăng cân đột ngột, đau bụng, sưng trong tay, mặt hoặc thay đổi trong cảm giác hay sự tỉnh táo… cũng nên được tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Tổng hợp