Đau đầu chóng mặt uống thuốc gì?

Đau đầu chóng mặt uống thuốc gì?
Vì không nắm rõ đau đầu chóng mặt uống thuốc gì nên nhiều người thường tự tiện sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau mà không chắc liệu nó có hiệu quả ra sao.

Câu hỏi: 

Đau đầu chóng mặt uống thuốc gì?

Dạo gần đây, tôi gặp nhiều chuyên bất hòa trong gia đình. Chúng khiến tôi rất căng thẳng và thường xuyên bị đau đầu và đau nhiều ở vùng trên lông mày. Mỗi lúc đau tôi lại cảm giác như có vật gì bó chặt lấy đầu của mình rất khó chịu. Xin hỏi bác sĩ, tôi có nên tự mình mua thuốc giảm đau uống không? Và nếu không được thì tình trạng đau đầu chóng mặt uống thuốc gì thì được?

                                                                                         Trần Thị Lan (Quảng Bình)

Ảnh 1.

Đau đầu chóng mặt uống thuốc gì thì hợp lý? (Ảnh: Internet)

Trả lời:

Chào chị Lan,

Trước tiên, chúng tôi rất trân trọng khi chị đã chia sẻ những nỗi niềm thực sự của chị cho chúng tôi! Câu hỏi đau đầu chóng mặt uống thuốc gì cũng là câu hỏi chung của rất nhiều người đã gửi tới chúng tôi.

Như chị mô tả thì có vẻ đây là triệu chứng của đau do co cứng cơ. Đây là loại đau đầu thường gặp nhất khi bị stress, căng thẳng về tinh thần hoặc thể chất. Biểu hiện thông thường là các cơn đau xuất phát từ phía sau đầu và phía cổ trên được mô tả như một dải băng bó chặt đầu hoặc tạo áp lực lên đầu. Cơn đau này có thể lan khắp toàn bộ đầu. Khi mắc phải dạng đau đầu này, bệnh nhân thường cảm thấy đau nhiều ở các vùng thái dương hoặc vùng trên lông mày. Cường độ cơn đau có thể đổi thay nhưng bệnh nhân vẫn có thể làm việc hàng ngày bình thường.

Dẫu vậy, với trường hợp của chị, nếu cảm thấy quá mệt mỏi, khó chịu hay khó khăn để hoàn thành công việc, chị có thể kiểm soát cơn đau bằng thuốc giảm đau bạn không cần kê đơn như ibuprofen, paracetamol, aspirin,… Dù cho những loại thuốc này có thể an toàn nhưng khi sử dụng, chị nên chú một số điều cần thiết để dùng thuốc hiệu quả.

Đầu tiên, chị nên đọc kỹ thành phần của thuốc để tránh các tương tác không tốt với các loại thuốc khác đang sử dụng hoặc tự gây nguy hiểm cho bản thân. Ví dụ, thuốc giảm đau chứa thêm thành phần diphenhydramine có thể gây buồn ngủ và không tốt khi lái xe. 

Ngoài ra, chị nên tuân thủ hướng dẫn về khoảng cách dùng thuốc và liều dùng để tránh quá liều có thể gây suy thận (với các thuốc ibuprofen, aspirin và naproxen), suy gan (với acetaminophen). Bên cạnh đó, chị cũng cần chú ý việc thuốc ibuprofen, aspirin và naproxen có thể kích thích niêm mạc dạ dày và gây chảy máu đường tiêu hóa. Những người có tiền sử loét dạ dày hoặc dùng thuốc chống đông máu nên chú ý với các loại thuốc trên. Thuố chứa acetaminophen cũng cần thận trọng nếu chị đã từng mắc các bệnh lý về gan trước kia.

Để đảm bảo nhất, chị nên đi khám bệnh tại các trung tâm y tế uy tín để xác định dạng đau đầu và dùng thuốc an toàn, hợp lý. Chị tuyệt đối không được lạm dụng thuốc giảm đau.

Chúc chị mau chóng xác định được bệnh và điều trị đúng cách để nhanh chóng khỏi bệnh!

                                                                                                    BS. Nguyễn Văn Đức

Tác giả: Quang Anh