Đau dạ dày là một tên gọi dân gian, trong Y học gọi đau dạ dày là một nhóm bệnh. Đây là cảm giác đau do dạ dày bị tổn thương (thường là do bị viêm loét dạ dày). Tùy theo các vị trí đau mà có thể chẩn đoán người bệnh bị đau dạ dày là triệu chứng của các bệnh sau: viêm dạ dày, hang vị dạ dày, viêm tâm vị, viêm bờ cong nhỏ hoặc loét bờ cong nhỏ, loét hang vị, loét tiền môn vị, viêm tá tràng, loét tá tràng, viêm loét cả dạ dày - tá tràng, ung thư dạ dày.
Những người bị đau dạ dày do loét dạ dày - tá tràng cần được phát hiện và điều trị sớm bởi bệnh sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe và dẫn tới ung thư, ảnh hưởng tới tính mạng người bệnh.
Đau dạ dày không có loét có thể gây viêm và tổn thương dạ dày ở dạng nhẹ, gây khó chịu cho người bệnh và không nguy hiểm đến tính mạng. Bệnh này có các dấu hiệu nhận biết tương tự như bệnh loét dạ dày. Đó là người bệnh bị đau và khó chịu ở bụng trên, thường bị ợ hơi, đầy hơi và có cảm giác buồn nôn.
Đau dạ dày cấp tính là khi cơn đau ở dạ dày đột ngột xuất hiện. Đây thường là cơn đau mới, xảy ra bất ngờ và gây đau đớn cho người bệnh. Một số trường hợp sẽ dẫn tới đau dạ dày cấp tính là đau dạ dày sau khi ăn nhiều, khi uống thuốc đau xương khớp hay ăn gia vị chua cay.
Đây là bệnh mà người bệnh có những đợt đau, lặp đi lặp lại. Bệnh có thể tự khỏi mà không cần điều trị nhưng khá chậm. Thông thường có điều trị thì bệnh sẽ thuyên giảm nhanh chóng.
Người bị đau dạ dày thường có cảm giác buồn nôn (nguồn: Internet)
Có thể phát hiện được bệnh đau dạ dày nhờ vào phản ứng của dạ dày khi người bệnh ăn. Khi bị đau vào lúc đói, ăn vào sẽ hết đau. Hoặc lúc đói không đau, ăn vào lại bị đau. Một số triệu chứng hay gặp của bệnh đau dạ dày là:
- Đau vùng thượng vị
- Nôn, buồn nôn
- Đầy hơi, ợ hơi
- Chán ăn
- Cảm giác đầy bụng
- Nôn ra máu
- Phân đen
Người bị chịu áp lực, căng thẳng quá mức có thể bị đau dạ dày (nguồn: Internet)
Đau dạ dày thường do các nguyên nhân sau:.
Vi khuẩn Hp (Helicobacter Pylori) chiếm 80 – 90% nguyên nhân gây viêm loét dạ dày - tá tràng.
Dùng nhiều thuốc giảm đau, thuốc chống viêm
Do căng thẳng quá mức
Hút thuốc lá
Sử dụng nhiều rượu bia
Thói quen ăn uống thiếu khoa học
Hoạt động mạnh sau khi ăn no...
Để chẩn đoán bệnh dạ dày và xem xét đau dạ dày là do nguyên nhân nào gây ra thì việc thăm khám và tiến hành xét nghiệm thăm dò chức năng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa là rất quan trọng.
Để chẩn đoán bệnh dạ dày thì các xét nghiệm, thăm dò chức năng sau đây là cần thiết. Trong đó nội soi dạ dày có vai trò rất quan trọng và thường không thể bỏ qua trong thăm khám và chẩn đoán bệnh lý dạ dày hay đau dạ dày. Thông qua nội soi, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm vi khuẩn HP, một tác nhân quan trọng gây ra viêm loét dạ dày chủ yếu.
Các xét nghiệm đó là:
Xét nghiệm máu
Xét nghiệm phân
Xét nghiệm vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP)
Nội soi dạ dày tá tràng
Trong các xét nghiệm trên, phương pháp nội soi dạ dày và xét nghiệm vi khuẩn Hp dạ dày có vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán bệnh đau dạ dày.
Phương pháp chuẩn đoán hiệu quả nhất là nội soi dạ dày (nguồn: Internet)
Đây là phương pháp giúp phát hiện các bệnh lý về dạ dày rất tốt. Khi nội soi dạ dày, có thể chẩn đoán được một số bệnh sau:
- Rối loạn vận động
- Viêm loét niêm mạc dạ dày
- Các khối u dạ dày
- Polip dạ dày
- Thoát vị hoành
- Hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản
- Sa niêm mạc dạ dày vào thực quản hay tá tràng
5.2. Xét nghiệm vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP dạ dày)
Có rất nhiều cách để tiến hành xét nghiệm vi khuẩn Helicobacter Pylori. Việc xác định phương pháp tùy thuộc vào tình trạng bệnh và cơ sở y tế khám chữa bệnh. Trong đó, 2 phương pháp sau đây là phổ biến để xét nghiệm HP dạ dày.
Đó là kĩ thuật lấy một mẫu bệnh phẩm trong dạ dày thông qua nội soi dạ dày, sau đó làm xét nghiệm để xác định tình trạng nhiễm HP của mô dạ dày.
Xét nghiệm qua hơi thở là một xét nghiệm đơn giản, có thể từ hơi thở của bệnh nhân phát hiện khuẩn Helicobacter pylori (HP). Đây là xét nghiệm được xem như "tiêu chuẩn vàng" cho chẩn đoán nhiễm khuẩn HP dạ dày.
Bệnh nhân nên nhờ bác sĩ tư vấn để chọn cách điều trị phù hợp (nguồn: Internet)
Có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh đau dạ dày cho người mắc bệnh. Người bệnh có thể nhờ sự tư vấn của bác sĩ để lựa chọn cách phù hợp với tình trạng bệnh của bản thân.
- Phương pháp dân gian
- Chữa bệnh bằng đông y
- Thực phẩm chức năng
- Khám chữa bệnh Tây y
Trong thực tế, vì nhiều lý do khác nhau, nhiều người bệnh đã tự ý chữa bệnh mà chưa biết rõ tình trạng của mình. Việc thiếu hiểu biết như vậy không những làm bệnh không khỏi mà có thể tiến triển nặng hơn.
Để được chữa trị bệnh kịp thời, người mắc bệnh đau dạ dày cần phải để ý tình trạng của cơ thể để đi khám và phát hiện bệnh, lên kế hoạch điều trị để bệnh mau khỏi và tránh ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.Mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm khác nhau.
Tuy nhiên, đau dạ dày là một nhóm bệnh, không phải là một bệnh cụ thể và nó do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Vì vậy, người bệnh được chẩn đoán và thăm khám để xác định phương pháp điều trị hiệu quả với bệnh của mình.
Tổng hợp