Có rất nhiều loại rau có lợi cho việc bảo vệ dạ dày. Tuyệt vời hơn, rất nhiều trong số đó đều phổ biến và thuận lợi trong việc tìm kiếm và sử dụng như: cà rốt, cải bắp, rau chân vịt, khoai lang, khoai tây và bí ngô.
Cà rốt là loại rau có lợi cho bệnh đau dạ dày từ xa xưa (Ảnh: Internet)
Cà rốt chứa trong mình một lượng carotene dồi dào. Carotene có thể chuyển hóa thành vitamin A trong cơ thể người. Dựa vào kiến thức xưa của y học cổ truyền về câu hỏi đau dạ dày nên ăn rau gì, cà rốt có khả năng cải thiện lá lách và gân, thúc đẩy các chức năng đường ruột và dạ dày, tăng cường hệ miễn dịch với nhiều bệnh cũng như nâng cao thị lực.
Cải bắp dù là thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày hoặc ép lấy nước uống đều tốt (Ảnh: Internet)
Trong cải bắp có nhiều vitamin U và vitamin K1. Hai loại khoáng chất này khi được hấp thụ vào cơ thể người có khả năng bảo vệ màng nhầy, chống loét dạ dày và hạn chế nguy cơ mắc các bệnh về dạ dày.
Nước ép bắp cải giúp bệnh nhân loét dạ dày và loét tá tràng giảm thiểu bệnh tình. Một chút mật ông vào nước trái cây cũng cải thiện tốc độ phục hồi các vết loét.
Rau chân vịt có lợi không chỉ cho dạ dày mà cho cả gan, ruột hay tuyến tụy (Ảnh: Internet)
Những người thường xuyên dùng rau chân vịt sẽ sở hữu một lớp bảo vệ tốt cho dạ dày.
Rau chân vịt sở hữu nhiều scellulose. Scellulose khi được hấp thụ đầy đủ sẽ thúc đẩy việc đại tiện và nhu động đường ruột.
Bên cạnh dạ dày, gan, ruột và tuyến tụy cũng là các bộ phận có lợi khi bạn sử dụng rau chân vịt thường xuyên do được thúc đẩy bài tiết và cải thiện tiêu hóa.
Khoai lang cũng lời giải chất lượng cho câu hỏi đau dạ dày nên ăn rau gì cho tốt? (Ảnh: Internet)
Khoai lang giàu protein, vitamin, đường, canxi, chất béo, sắt, muối vô cơ,… Sử dụng lượng khoai lang vừa đủ có thể giúp bạn chăm sóc tốt cho dạ dày, lá lách, thận và da. Khoai lang cũng là thực phẩm thích hợp cho việc phòng tránh cái lạnh mùa đông.
Khoai tây là thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của người Việt (Ảnh: Internet).
Tinh bột trong khoai tây khi chuyển đổi thành glucose có khả năng bảo vệ dạ dày.
Hàm lượng tinh bột trong khoai tây rất cao. Hàm lượng này sau khi đi vào cơ thể người sẽ được giải phóng nhanh chóng thành glucose. Sau đó, glucose lại tiếp tục thúc đẩy nhu động dạ dày, đường ruột và nâng cao sức đề kháng cho dạ dày.
Bí ngô có thể chế biến nhiều cách khác nhau (Ảnh: Internet)
Pectin trong bí ngô rất tốt trong việc bảo vệ dạ dày và giảm bớt loét dạ dày.
Trong bí ngô có rất nhiều Pectin. Chất này khi vào cơ thể sẽ hấp thụ các vi khuẩn và các chất độc như kim loại nặng nhằm rửa sạch cơ thể. Ngoài ra, pectin cũng có thể bảo vệ dạ dày và giảm loét dạ dày.
Bí ngô được rất nhiều người ưu thích sử dụng vì tính năng giải độc cơ thể. Bạn có thể chế biến bí ngô thành nhiều món ăn khác nhau như cháo, súp, chè,…để sử dụng mà không thấy chán.
Trên đây là các loại rau phổ biến có lợi trong quá trình bảo vệ dạ dày hiệu quả. Bạn nên thường xuyên sử dụng các loại thực phẩm. Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm khiến bệnh trầm trọng thêm như ớt hay các loại thực phẩm thiếu dinh dưỡng, cứng, không lành mạnh.