Khi thời tiết lạnh, hệ tiêu hóa của bạn sẽ chịu phải một tác động đáng kể nếu như bạn đang có các bệnh tiêu hóa sẵn hoặc có những thói quen không lành mạnh. Đau dạ dày khi trời lạnh đang có dấu hiệu gia tăng khi bắt đầu vào mùa đông, nhiệt độ đang có xu hướng giảm dần.
Có nhiều nguyên nhân khiến bạn dễ bị đau dạ dày khi trời lạnh hơn là vào mùa hè bên cạnh yếu tố về nhiệt độ. Cụ thể như sau:
- Lượng histamine trong máu gia tăng
Vào mùa đông, khi nhiệt độ giảm, lượng histamine trong máu sẽ gia tăng và kích thích lên dạ dày của bạn. Điều này khiến acid trong dạ dày tiết ra nhiều hơn từ đó khiến lớp nhầy ở niêm mạc bị mỏng lại.
Hay nói cách khác, khi lượng histamine trong máu tăng sẽ xảy ra hiện tượng mất cân bằng acid và gây nên các cơn đau dạ dày khi trời lạnh. Lúc này những người đang hoặc có tiền sử bị các bệnh dạ dày sẽ dễ tái phát hơn.
- Suy giảm miễn dịch
Hệ miễn dịch của cơ thể hoạt động kém hiệu quả hơn khi trời lạnh. Chính vì thế mà nguy cơ bị mắc các bệnh truyền nhiễm như tiêu chảy, tả, đau dạ dày,... cũng cao hơn.
>> Một số phương pháp tự nhiên giúp tăng cường và hỗ trợ hệ miễn dịch
- Ăn nhiều hơn và ăn nhanh hơn
Mùa đông, nhiệt độ thấp khiến nhiều người có cảm giác ngon miệng hơn và cũng có xu hướng ăn nhiều hơn để bổ sung nhiệt lượng cho cơ thể, giúp cơ thể kích hoạt được năng lượng giữ ấm và chống chọi lại với thời tiết lạnh.
Cũng chính vì thế mà bạn cũng có xu hướng ăn nhanh hơn và ăn no hơn. Khi đó, dạ dày của bạn chưa kịp thích nghi được với tốc độ và khối lượng thức ăn lớn hơn bình thường. Đồng thời bị chịu áp lực tiêu hóa lớn hơn dẫn tới các cơn đau dạ dày.
- Thói quen thích ăn đồ cay nóng
Cũng bởi vì thời tiết lạnh hơn mà nhiều người có thói quen ăn đồ cay nóng với suy nghĩ sẽ giúp làm ấm cơ thể nhanh hơn. Ngoài ra, rượu hay các chất kích thích như thuốc lá cũng gây ra sự kích thích lớn tới niêm mạc dạ dày và gây ra đau dạ dày khi trời lạnh.
Chẳng hạn như thói quen ăn lẩu không đúng cách vào mùa đông cũng có thể khiến bạn rước cả tá bệnh vào người! Xem ngay TẠI ĐÂY!
- Ăn khuya, ăn đêm nhiều hơn
Cũng là một thói quen phổ biến khi thời tiết chuyển lạnh hơn. Nhiều người sẽ ăn thêm một món gì đó ấm như phở, mì, hay bún... trước khi đi ngủ để.. ấm người! Tuy nhiên thói quen này hoàn toàn không tốt cho sức khỏe và còn làm tăng áp lực cho dạ dày.
Các chuyên gia khuyên rằng, sau 8 giờ tối bạn không nên ăn các thức ăn khó tiêu hóa, có thể ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ và chức năng tiêu hóa của dạ dày, thậm chí là đau dạ dày nếu thói quen này kéo dài.
- Ăn các món ăn, đồ uống lạnh
Một số người lại có sở thích ngược lại với nhóm người thích ăn đồ cay nóng là thích ăn món lạnh, uống nước lạnh vào mùa đông. Điều này vô tính khiến dạ dày bị tăng tiết dịch, nhất là khi bạn ăn/uống đồ lạnh vào buổi sáng - khi mà các cơ quan trong cơ thể vẫn còn ở trạng thái ngủ.
Lúc này, máu sẽ bị lưu thông kém lại và ảnh hưởng tới chức năng tiêu hóa với các biểu hiện như khó tiêu hay đau dạ dày khi trời lạnh.
- Uống ít nước
Khi trời lạnh, rất nhiều người bởi vì không toát mồ hôi như mùa hè nên uống nước ít đi do không bị khát. Nhưng thực tế là, dù vào mùa đông hay mùa hè thì lượng nước mà cơ thể cần để hoạt động bình thường vẫn không thay đổi.
Khi uống ít nước, dạ dày của bạn sẽ bị co bóp kém từ đó xuất hiện các cơn đau dạ dày khi trời lạnh.
- Ít vận động hơn bình thường
Thời tiết lạnh khiến chúng ta trở nên lười vận động hơn, cơ thể cũng vì thế mà bị trì trệ dẫn tới quá trình lưu thông máu tới các cơ quan trong cơ thể, trong đó có hệ tiêu hóa bị kém. Dẫn tới các cơn đau dạ dày.
Điều quan trọng nhất giúp phòng ngừa cơn đau dạ dày khi trời lạnh chính là nắm được nguyên nhân có thể gây đau dạ dày hoặc tái phát từ đó tránh mắc phải.
Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng khuyên rằng, khi nhiệt độ xuống thấp hơn bạn cần có một chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh để giữ ấm cho cơ thể. Hãy cố gắng giữ cho nhịp độ sinh hoạt của cơ thể không bị chênh lệch hay sai khác nhiều so với những mùa khác. Cụ thể:
- Ăn đúng giờ, đúng và đủ bữa
- Lựa chọn những thực phẩm có tính ấm, không ăn thức ăn nguội tránh cản trở quá trình lưu thông máu
- Không nên ăn thực phẩm sống, tái, nấu chưa chín và hệ tiêu hóa mùa lạnh có nguy cơ nhiễm khuẩn cao
- Hạn chế ăn các món quá cay, nồng hay quá chua
- Hạn chế uống đồ uống có cồn, hút thuốc lá hay caffein cao
- Suy nghĩ tích cực để không bị rối loạn tâm lý
- Với những người có tiền sử mắc các bệnh dạ dày thì cần tái khám đúng lịch, uống đúng - đủ thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Khi bị đau dạ dày, bạn nên nghỉ ngơi và có thể tham khảo một số biện pháp giảm đau dạ dày dưới đây. Lưu ý, nếu như cơn đau gia tăng và không có dấu hiệu thuyên giảm thì bạn nên nhanh chóng tới gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị:
Chườm nóng giúp tăng cường lưu thông máu tới vùng bụng, giãn cơ và giảm đau hiệu quả khi bị đau dạ dày.
Bạn có thể chườm nóng bằng nước nóng hoặc muối rang.
- Uống trà gừng
Lưu ý, người đang bị trĩ, táo bón hay sốt cao thì không nên uống.
- Xoa bóp
Năm 2018 có nghiên cứu về tăng hiệu quả tiêu hóa và giảm đau dạ dày bằng xoa bóp trên bệnh nhân đặt nội khí quản. Nghiên cứu cho thấy các bệnh nhân được xoa bóp dạ dày trong 15 phút mỗi 2-3 lần/ngày có hiệu quả giảm dịch dạ dày, giảm chướng hơi, đầy bụng, giảm triệu chứng táo bón rõ rệt.
Nguồn tham khảo: WebMD, Healthline