Đau dạ dày khi nào biến chứng thành ung thư?

Tham vấn chuyên môn: - Bác sĩ Chuyên khoa I Bệnh viện Quân Y 108
Đau dạ dày khi nào biến chứng thành ung thư?
Đau dạ dày không phải là bệnh lý khó điều trị, tuy nhiên nếu không chú ý ngay từ đầu sẽ khiến bệnh ngày một trầm trọng hơn, thậm chí là ung thư và tử vong.

1. Khi nào thì đau dạ dày gây biến chứng ung thư?

Đau dạ dày - căn bệnh có thể nói là phổ biến nhất hiện nay. Đây là căn bệnh không khó điều trị, tuy nhiên nếu bạn để cơn đau dai dẳng thì bệnh sẽ có chuyển biến nặng, thậm chí rất nhiều trường hợp gây ung thư và tử vong.

Trên trang The New York Times, Tiến sĩ Neena S. Abraham, phó Giáo sư Y khoa tại Trường Cao đẳng Y khoa Baylor ở Houston đã từng trả lời câu hỏi của đọc giả về bệnh đau dạ dày có gây ra ung thư dạ dày hay không. Tiến sĩ Abraham khẳng định, đau dạ dày có thể dẫn đến ung thư hoặc có thể không. Bởi để dẫn đến ung thư đôi khi còn cần thêm yếu tố di truyền hoặc các tác nhân khác. Tuy nhiên, vi khuẩn H.pylori ở lâu trong dạ dày có thể gây ra bệnh dạ dày mãn tính, gây viêm loét, mất mô dạ dày, từ đó nguy cơ phát triển thành ung thư là vẫn có thể xảy ra.

Do đó, nếu đã bị đau dạ dày thì bạn nên tuân thủ cách chữa bệnh đau dạ dày hiệu quả sau để bệnh không xấu đi và gây hại sức khỏe nhé.

2. Lưu ý khi điều trị đau dạ dày

2.1. Không bỏ bữa, ăn đúng giờ

Điều cấm kỵ nhất đối với người bị đau dạ dày là thói quen bỏ bữa hoặc ăn không đúng giờ. Đặc biệt, bữa sáng là bữa quan trọng nhất trong ngày thì nhiều bạn trẻ lại bỏ qua. 

Khi bạn bỏ bữa hoặc ăn quá trễ thì axit dạ dày tiết ra quá mức sẽ làm các vết loét nghiêm trọng thêm, dần dần bệnh cũng nặng hơn. Do đó, bạn nên cố gắng tuân thủ thời gian ăn uống cho thật chính xác thì mới mong bệnh nhanh khỏi được.

2.2. Ăn chậm, nhai kỹ

Do công việc bận rộn nên nhiều bạn ăn quá vội vàng. Điều này cũng hoàn toàn không tốt cho dạ dày nhé. Thức ăn chưa được nhai kỹ sẽ khiến dạ dày làm việc vất vả hơn mới tiêu hóa được. Đặc biệt, nếu dạ dày đang bệnh thì lại càng tạo áp lực cao hơn và khiến bệnh nặng thêm. 

Vì thế, khi ăn bạn nên nhớ nhai chậm và kỹ cũng là cách giúp dạ dày khỏe hơn rất nhiều.

2.3. Không sử dụng điện thoại khi ăn

Thói quen xem ti vi, dùng điện thoại khi ăn sẽ khiến máu không di chuyển đủ về dạ dày nên dạ dày càng vất vả hơn để tiêu hóa thức ăn. 

Lâu dần, người không bệnh sẽ thành bệnh và người đã mắc bệnh sẽ càng nặng hơn. Do đó, khi ăn thì bạn chỉ nên tập trung vào món ăn và nên bỏ thói quen vừa ăn vừa dùng thiết bị điện tử đi nhé.

2.4. Chọn thực phẩm phù hợp

Chọn thực phẩm phù hợp là khâu quan trọng trong quá trình chữa bệnh dạ dày. Bạn nên chọn những thực phẩm dễ tiêu, ăn nhiều rau và trái cây. 

Tuyệt đối nên hạn chế các món ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, ướp nhiều muối, không ăn chua khi bụng đói, hạn chế tiêu thụ cà phê, nước có ga, hạn chế tối đa rượu bia, thuốc lá. 

Khi có một chế độ ăn uống lành mạnh thì bệnh đau dạ dày của bạn cũng sẽ có cơ hội phục hồi cao hơn.

2.5. Không ngủ ngay sau khi ăn

Ngủ ngay sau khi ăn là thói quen của rất nhiều bạn, đặc biệt là vào buổi trưa. Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng, ngủ vào lúc này cực kỳ gây hại dạ dày. 

Vì sau khi ăn, dạ dày cần phải làm việc để tiêu hóa thức ăn. Trong khi đó, bạn lại đi ngủ khiến mọi cơ quan trong cơ thể ngừng nghỉ. Lúc này, dạ dày không được cung cấp đủ máu để hoạt động nên lâu ngày sẽ yếu và bệnh cũng nặng thêm. Do đó, sau khi ăn ít nhất khoảng 15 - 30 phút bạn mới được đi ngủ để an toàn hơn cho sức khỏe.

2.6. Kiên trì chữa bệnh

Ngoài các điều cần tuân thủ trên thì bạn cần lưu tâm đến việc chữa bệnh. Chữa bệnh đau dạ dày thường cần khoảng thời gian khá dài. Tuy nhiên, nhiều bạn không đủ kiên nhẫn, không chữa trị liên tục nên bệnh càng nặng thêm. Do đó, bạn cần quyết tâm kiên trì chữa cho đến khi khỏi bệnh hoàn toàn chứ đừng lúc chữa lúc không sẽ khiến bệnh chuyển sang ung thư lúc nào không hay!


Tác giả: ĐOAN TRANG