Giải phẫu dạ dày và những thông tin về bệnh đau dạ dày bạn nên biết

Giải phẫu dạ dày và những thông tin về bệnh đau dạ dày bạn nên biết
Đau dạ dày là một bệnh lý hệ tiêu hoá phổ biến ở cả người trưởng thành, người già và trẻ em. Vậy đau dạ dày là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến việc đau dạ dày hay cách phân biệt với các bệnh lý khác như thế nào? Cùng giải phẫu dạ dày để tìm ra nguyên nhân và cách điều trị nhé.

Theo thống kê của các chuyên khoa tiêu hoá giải phẫu dạ dày thuộc các bệnh viện lớn của Việt Nam thì tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh đau dạ dày đang có xu hướng gia tăng với nhiều thể đau dạ dày khác nhau ví dụ như viêm loét (hang vị, tâm bị, tá tràng hoặc toàn bộ dạ dày - tá tràng), đau dạ dày cấp tính, mãn tính,... và nguy hiểm hơn là biến chứng ung thư dạ dày.

Dưới đây là những đặc điểm về bệnh học dạ dày mà bạn cần lưu ý để nhận biết và có hướng kiểm soát kịp thời:

1. Giải phẫu dạ dày xét về cấu trúc và chức năng

1.1. Giải phẫu dạ dày về cấu trúc

Xét về mặt giải phẫu dạ dày học thì dạ dày được biết đến như một túi đựng thức ăn được nối giữa thực quản và tá tràng. Dạ dày của chúng ta thường có sức chứa từ 1 - 1, 5 lít, cụ thể là 2 phần:

- Phần thân dạ dày hay còn gọi là phần đứng

- Phần hang vị hay còn gọi là phần ngang

Dạ dày gồm 4 lớp: lớp thanh mạc, lớp cơ (gồm có 3 lớp cơ nhỏ hơn là cơ dọc, cơ chéo và cơ thứ 3 là cơ vòng), lớp hạ niêm mạc và cuối cùng là lớp niêm mạc - đây là lớp được phân cách bởi một lớp cơ trơn với lớp hạ niêm mạc.

Tiếp theo là mạch máu của dạ dày. Dạ dày được nuôi dưỡng bởi động mạch bắt nguồn từ thân tạng tới và tạo nên 2 vòng cung, cụ thể:

- Một vòng cung nhỏ chạy dọc theo bờ cong nhỏ

- Một vòng cung lớn chạy dọc theo bờ cong lớn

Cuối cùng là hệ thần kinh. Xét về mặt giải phẫu dạ dày học thì hệ thần kinh chi phối dạ dày bao gồm đám rối Meissner và Auerbach.  Thần kinh phó giao cảm cholinergic (là dây thần kinh số X) và thần kinh giao cảm adrenergic (thần kinh tạng).

Giải phẫu dạ dày và những thông tin về bệnh đau dạ dày bạn nên biết - Ảnh 2.

Giải phẫu dạ dày là gì? Cấu tạo của dạ dày (bao tử) - Ảnh: Intetnet

1.2. Chức năng của dạ dày

Theo các chuyên gia giải phẫu dạ dày thì dạ dày có 4 chức năng chính bao gồm chức năng tiêu hoá, chức năng vận động, chức năng bài tiết và chức năng nhu động (co bóp).

- Chức năng tiêu hoá: 

HCl trong dạ dày có tác dụng hoạt hoá những men tiêu hoá đồng thời giúp điều chỉnh việc đóng mở môn vị và kích thích tuỵ bài tiết dịch. Mặt khác loạt chất nhầy thì có nhiệm vụ bảo vệ lớp niêm mạc không bị tổn thương do sự tấn công của dịch vị. Hơn nữa Pepsinogen cùng với sự có mặt của HCl sẽ giúp phân chia protein thành các polypeptid và làm đông sữa. 

Yếu tố nội sinh có công dụng giúp hấp thu vitamin B12. Dạ dày cũng sản xuất secretin, một nội tiết tố kích thích bài tiết dịch tụy.

- Chức năng vận động

Trương lực dạ dày, áp lực trong lòng dạ dày rơi vào khoảng 8-10 cm H2O và có áp lực được là nhờ có sự co bóp thường xuyên của lớp cơ trong dạ dày. Theo chuyên gia giải phẫu dạ dày thì khi dạ dày ở trong trạng thái đầy thì trương lực sẽ giảm đi chút ít. Còn khi dạ dày vơi thì trương lực sẽ tăng lên và mức trương lực sẽ tăng lên cao nhất khi dạ dày của bạn ở trạng thái rỗng và không có gì để co bóp.

- Chức năng bài tiết:

Mỗi một ngày dạ dày của bạn bài tiết 1-1,5 lít dịch vị, protein của huyết tương (đặc biệt là albumin, globulin miễn dịch), các enzym pepsinozen và pepsin, glycoprotein, yếu tố nội sinh (glycoprotein chứa ít glucid) và axid.

- Chức năng nhu động:

Khi thức ăn đi vào dạ dày thì khoảng 5-10 phút sau dạ dày mới bắt đầu có nhu động. Quá trình nhu động sẽ được bắt đầu từ phần giữa của thân dạ dày và càng đến gần phía tâm vị thì mức nhu động càng mạnh hơn và sâu hơn. 

Sau đó thì cứ 10-15 giây sẽ có 1 sóng nhu động lặp lại. Kết quả của chức năng nhu đồng trong dạ dày là giúp nhào trộn thức ăn cùng với dịch vị đồng thời nghiền nhỏ thức ăn và tống xuống ruột.

2. Những thông tin về bệnh đau dạ dày bạn nên biết

2.1. Nguyên nhân đau dạ dày là gì?

Hiện nay có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc đau dạ dày, nhưng trong đó có thuyết đau dạ dày do hệ thần kinh được cho là thuyết phục hơn cả, bên cạnh đó là thuyết về việc có vi khuẩn tồn tại ở phía dưới và ở lớp niêm mạc dạ dày là nguyên nhân đau dạ dày.

Giải phẫu dạ dày và những thông tin về bệnh đau dạ dày bạn nên biết - Ảnh 3.

Giải phẫu dạ dày cho biết vi khuẩn HP là nguyên nhân gây đau dạ dày (Ảnh: Internet)

Và cho mãi tới nam 1983 thì hai nhà khoa học người Australia (Warren và Marshall) đã thành công khi phát hiện ra vi khuẩn gây bệnh đau dạ dày là vi khuẩn HP. Nói tóm lại có một số nguyên nhân đau dạ dày như sau:

- Sử dụng nhiều rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích có tính axit cao làm tổn thương niêm mạc

- Do stress, căng thẳng, áp lực

- Do thói quen ăn uống không điều độ, ăn quá no, nhịn ăn,..

- Do một số bệnh lý hay tác dụng phụ của thuốc điều trị bệnh mề đay,...

2.2. Dấu hiệu đau dạ dày

Dấu hiệu bệnh đau dạ dày được chia ra làm 3 dạng là dấu hiệu đau cơ năng, dấu hiệu đau dạ dày thực thể và biểu hiện khi xét nghiệm với những triệu chứng đau dạ dày nhẹ hay nặng khác nhau, cụ thể như sau:

2.2.1. Dấu hiệu đau dạ dày cơ năng

- Đau ở vùng thượng vị:

+ Đau có chu kỳ (thường là đau do dạ dày hay tá tràng có vết loét) 

+ Đau không có chu kỳ (thường là dạng đau do viêm dạ dày hoặc tá tràng hay cũng có thể là khối u ung thư dạ dày).

+ Đau có lan xuyên (gồm loét dạ dày lan lên trên và sang trái) và loét hành tá tràng (dạng đau lan ra sau lưng và sang phải). 

Giải phẫu dạ dày và những thông tin về bệnh đau dạ dày bạn nên biết - Ảnh 6.

Giải phẫu dạ dày thể hiện cho biết dấu hiệu cơn đau dạ dày đến với các tần suất khác nhau (Ảnh: Internet)

- Đau dạ dày có liên quan đến bữa ăn: có thể là loét dạ dày gây đau khi ăn no, loét hành tá tràng thì sẽ gây đau khi đói - sau khi ăn vào sẽ hết đau.

Kém ăn, ăn không thấy ngon miệng cũng là một biểu hiện không đặc trưng của bệnh đau dạ dày, tuy nhiên đây còn có thể là biểu hiện của một số bệnh lý khác như bệnh lý gan, thận

- Ợ là dấu hiệu của vấn đề rối loạn chức năng vận động của dạ dày do lỗ tâm vị không được đóng kín. Khi ăn, lượng thức ăn bị lưu lại lâu trong dạ dày lâu nên sinh ra hơi đẩy lên trên họng khiến bạn cảm thấy có vị chua gắt.

Bệnh lý đau dạ dày thường kèm theo ợ chua là: hẹp môn vị, viêm loét dạ dày tá tràng, bệnh lý về rối loạn chức năng cơ vòng tâm vị.

- Chảy máu dạ dày: Dạ dày bị chảy máu được xem như một biến chứng của bệnh lý viêm dạ dày cấp tính do thuốc hoặc bệnh lý loét dạ dày - tá tràng, ung thư dạ dày, khối u lành trong dạ dày hay hội chúng tăng áp lực tĩnh mạch cửa,...

- Cảm giác buồn nôn và nôn: Có khá nhiều bệnh lý đau dạ dày có gây ra cảm giác buồn nôn như viêm dạ dày, loét dạ dày - tá tràng tiến tiển hay ung thư dạ dày,..

2.2.2. Dấu hiệu thực thể

Trong cơn đau dạ dày do loét khi thăm khám sẽ có những dấu hiệu sau:

- Khi ấn điểm thượng vị, môn vị - hành tá tràng sẽ có cảm giác đau

- Bụng có biểu hiện óc ách khi đói

- Biểu hiện Bouveret (hẹp môn vị)

- Gõ thượng vị đau (gặp trong viêm dạ dày)...

2.2.3 Biểu hiện khi xét nghiệm

- Khi chụp Xquang dạ dày: 

+ Niêm mạc: to, nhỏ hay không đều;

+ Thành dạ dày: xuất hiện ổ đọng thuốc ở bờ cong nhỏ và bờ cong lớn, có đoạn bị cứng, hành tá trạng bị biến dạng thành hình quân bài "nhép";

+ Rối loạn vận động: có thắt, hiện tượng xoắn;

+ Rối loạn trương lực: có dấu hiệu tăng hoặc giảm

+ Tình trạng thoát vị hoành

+ Có khối u dạ dày hình khuyết

- Nội soi dạ dày: giúp phát hiện xem có hiện tượng trào ngược dịch mật xảy ra hay không và tìm kiếm các tổn thương nhỏ nhất.

- Sinh tiết tế bào dạ dày: có tác dụng tìm kiếm tế bào trong dịch vị và chẩn đoán khi có khối u, xét nghiệm trong trường hợp cần tìm kiếm khuẩn HP.

- Thăm dò chức năng dạ dày: khi thăm dò sẽ lấy dịch vị bình thường với khối lượng lúc đói là không quá 100ml

Quan sát sẽ thấy:

+ Màu sắc dịch vị: có màu trong hoặc không màu;

+ Độ quánh: dạng hơi quánh dính và dính do có chất nhầy; 

+ Cặn thức ăn: sau một đêm cặn thức ăn còn sót lại rất ít hoặc không còn.

- Định lượng bài tiết acid ngay trong dạ dày: xem xét thời gian thức ăn được lưu trong dạ dày.

2.3. Phân biệt với một vài bệnh lý khác

Biểu hiện đau dạ dày có thể gây nhầm lẫn với một số dấu hiệu của bệnh lý khác như viêm sỏi đường dẫn mật, viêm ruột thừa giờ đầu, viêm tuỵ, ngộ độc thức ăn gây ra tình trạng viêm dạ dày cấp tính trong thời gian đầu (khoảng vài giờ).

Với dấu hiệu đau dạ dày là đi ngoài ra phân đen hay đau bụng âm ỉ thì có thể nhầm với giun móc.

2.4. Đau dạ dày cần phải làm gì?

2.4.1. Các phương pháp điều trị đau dạ dày

Dựa vào nguyên nhân đau dạ dày mà sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau. Hiện nay có các phương pháp điều trị đau dạ dày phổ biến như uống thuốc kháng sinh, chống tăng tiết dịch vị hay dạng bao phủ niêm mạc tránh sự tấn công của dịch vị,...

Một tình trạng đang xảy ra gần đây đó là vấn đề kháng thuốc của vi khuẩn HP đang có chiều hướng gia tăng và gây ra rất nhiều khó khăn trong việc điều trị đau dạ dày.

Giải phẫu dạ dày và những thông tin về bệnh đau dạ dày bạn nên biết

Giải phẫu dạ dày để tìm ra phương pháp điều trị đau dạ dày hiệu quả (Ảnh: Internet)

Ngoài những phương pháp tây y thì còn có một số bài thuốc chữa đau dạ dày bằng thuốc nam hay đông y mà bạn có thể tham khảo. Tuy nhiên bạn cần tham vấn ý kiến của bác sĩ để tránh tác dụng phụ không mong muốn.

2.4.2. Đau dạ dày nên ăn gì, nên kiêng gì?

Theo các bác sĩ nội tiêu hoá chuyên giải phẫu dạ dày thì chế độ ăn uống cho người bị đau dạ dày đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị dứt điểm được bệnh hay không. Vì thế mà vấn đề bị đau dạ dày nên ăn gì hay nên kiêng gì được rất nhiều người quan tâm. Một số lưu ý trong chế độ ăn của bệnh nhân bị đau dạ dày như sau:

- Hạn chế sử dụng đồ ăn cay nóng có tính acid cao như canh chua, dưa muối, chanh, ớt, hạt tiêu,..

- Không uống rượu, bia, nước ngọt có gas,..

- Hạn chế đồ chiên rán, đồ ăn nhanh.

Thay bằng một chế độ ăn uống lành mạnh như: bổ sung trứng, sữa hay gạo nếp, ăn nhiều rau xanh,...

Trên đây là toàn bộ những thông tin về giải phẫu dạ dày, nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị bệnh đau dạ dày sao cho hiệu quả nhất. Hi vọng rằng với những kiến thức ở trên sẽ giúp các bạn hiểu hơn về bệnh đau dạ dày để có được chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý tránh khỏi căn bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng này. Nếu có hiện tượng đau dạ dày, hãy liên hệ ngay đến các bác sĩ chuyên khoa hoặc đến các cơ sở y tế uy tín để được khám và điều trị  nhé!


Tác giả: Mai Hương