Đặt vòng tránh thai có đau không? Các vị trí bị đau khi đặt vòng

Đặt vòng tránh thai có đau không? Các vị trí bị đau khi đặt vòng
Đặt vòng tránh thai là biện pháp được nhiều phụ nữ lựa chọn vì đặt một lần tránh thai được nhiều năm. Tuy nhiên, đặt vòng tránh thai có đau không thì không phải ai cũng hiểu rõ. Tìm hiểu thông tin qua bài viết dưới đây!

Như đã biết, đặt vòng tránh thai được đánh giá là biện pháp tránh thai an toàn, hiệu quả lâu dài. Nhưng không phải đối tượng nào cũng có thể đặt vòng tránh thai và những vấn đề ảnh hưởng tới sức khoẻ khi đặt vòng tránh thai thường gặp phải không phải ai cũng biết.

1. Đặt vòng tránh thai có đau không?

Đặt vòng tránh thai đem lại nhiều hiệu quả nhưng sẽ gây ra một vài ảnh hưởng như sau:

1.1. Đặt vòng tránh thai bị đau lưng

Thực tế, sau khi đặt vòng tránh thai xong, tử cung sẽ nhận thấy có vật thể lạ và xảy ra phản ứng co thắt. Đây là nguyên nhân khiến cho phụ nữ đặt vòng tránh thai thường bị chuột rút ở phần lưng dưới.

Thời gian bị đau lưng do đặt vòng tránh thai gây ra có thể kéo dài 1 vài tuần. Chỉ đến lúc tử cung quen dần với sự có mặt của vòng tránh thai thì tình trạng đau lưng do đặt vòng tránh thai gây ra mới giảm bớt. Ngoài ra, cảm giác bị đau lưng còn xuất hiện khi đến kì kinh nguyệt.

Đau lưng khi đặt vòng tránh thai được biết đến là phản ứng bình thường của cơ thể. Tình trạng đau lưng diễn ra ở mức độ nhẹ sau đó sẽ có dấu hiệu giảm dần và có thể chấm dứt hoàn toàn khi cơ thể đã quen với vòng tránh thai.

Lưu ý, nếu cảm giác đau lưng sau khi thực hiện đặt vòng tránh thai xảy ra dữ dội, quằn quại và khiến bạn không thể chịu nổi hoặc kéo dài lâu mà không thuyên giảm thì cần nhanh chóng tìm tới bác sĩ để kịp thời kiểm tra lại.

Đặt vòng tránh thai có đau không? Các vị trí bị đau khi đặt vòng - Ảnh 2.

Đặt vòng tránh thai gây đau lưng và đau bụng dưới - Ảnh Internet

1.2. Đau bụng dưới do đặt vòng tránh thai

Vậy đặt vòng tránh thai có đau không thì câu trả lời là có. Ngoài đau lưng thì đặt vòng tránh thai còn gây hiện tượng đau bụng dưới. Tình trạng đau bụng dưới xảy ra do phản ứng phụ của cơ thể khi cố gắng đẩy vật thể lạ ra bên ngoài.

Tuy nhiên, nếu tần suất đau bụng dưới xuất hiện cao, điều này cảnh báo rằng cơ thể người phụ nữ có thể không hợp với vòng tránh thai hoặc gặp một vài vấn đề khác như:

+ Vòng tránh thai bị xô lệch.

+ Vòng tránh thai nằm sai vị trí.

Bản chất, sự khác nhau giữa thời gian cũn như mức độ đau bụng dưới sau khi đặt vòng tránh thai cũng là dấu hiệu chính xác đưa ra cảnh báo sức khoẻ người phụ nữ đang bình thường hay gặp nguy hiểm.

Vì vậy, sau khi đặt vòng tránh thai, phản ứng thông thường của cơ thể là cảm thấy khó chịu vì chưa thích nghi với vật lạ xuất hiện. Thời gian hiện tượng đau bụng dưới chỉ kéo dài từ 7 đến 10 ngày cho đến khi vòng tránh thai đã ổn định trong tử cung thì sẽ hết.

Cơ thể chưa quen với vòng lạ nên gây ra hiện tượng co bóp gây đau bụng, cơn đau có thể không quằn quại nhưng âm ỉ và khó chịu. Phụ nữ có thể lựa chọn sử dụng thuốc giảm đau chống co thắt để giảm triệu chứng này.

Nghiêm trọng nếu sau thời gian từ 7 đến 10 ngày mà tình trạng đau bụng dưới do vòng tránh thai gây ra vẫn không thuyên giảm. Thậm chí xuất hiện các dấu hiệu đau dữ dội, âm ỉ hơn thì cần nhanh chóng gặp bác sĩ để thăm khám và tháo vòng nếu cần thiết.

Đặt vòng tránh thai có đau không? Các vị trí bị đau khi đặt vòng - Ảnh 3.

Nhanh chóng gặp bác sĩ nếu tình trạng đau bụng dưới sau khi đặt vòng tránh thai không thuyên giảm - Ảnh Internet

2. Vòng tránh thai gây trễ kinh

Còn tuỳ thuộc vào cơ địa của mỗi người mà tình trạng trễ kinh sau khi đặt vòng tránh thai xảy ra khác nhau. Có người sau khi đặt vòng tránh thai có thể gây ra tình trạng trễ kinh tới 3 tháng. Cũng có người có kỳ kinh nguyệt kéo dài quá 8 ngày và máu kinh ra nhiều.

Tuy nhiên, phụ nữ không cần quá lo lắng về tình trạng này. Trễ kinh do đặt vòng tránh thai là hiện tượng sinh lý bình thường, sau đó chu kỳ kinh nguyệt sẽ trở lại như trước. Ngoài ra, hiện tượng kinh nguyệt sau khi đặt vòng tránh thai còn ảnh hưởng do cơ địa và thể trạng của mỗi người có phù hợp với vòng không.

Cần chú ý theo dõi chu kỳ kinh nguyệt 3 tháng sau khi đặt vòng, nếu xuất hiện các biểu hiện bất thường như mệt mỏi, đau bụng kéo dài hoặc nóng sốt và trễ kinh cần nhanh chóng tới bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa kiểm tra.

Tìm hiểu thêm một vài biện pháp tránh thai an toàn khác dưới đây:

Tránh thai tự nhiên bằng cách tính ngày an toàn

Tiêm thuốc tránh thai có ảnh hưởng gì đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ?

3. Chảy máu do đặt vòng tránh thai

3.1. Thời gian ra máu sau đặt vòng tránh thai

Sau thời gian đặt vòng tránh thai, máu sẽ bị ra kéo dài do một vài nguyên nhân sau:

-Nguyên nhân khiến ra máu sau khi đặt vòng tránh thai là vòng tránh thai lúc này đã bị tụt ra khỏi vị trí của nó trong buồng tử cung và tụt vào trong ống cổ tử cung hoặc có thể vòng đã tụt vào trong âm đạo.

- Hiện tượng này còn có thể xảy ra do kích thước của vòng tránh thai không phù hợp với kích thước tử cung dẫn đến ra máu kèm đau bụng dưới nhiều.

Nếu tình trạng rau máu sau khi đặt vòng tránh thai kéo dài từ 4 đến 5 ngày cần lập tức tới bệnh viện để kiểm tra kịp thời. Nếu bị dị ứng với vòng tránh thai, bác sĩ sẽ tháo vòng và tư vấn cho phụ nữ các biện pháp tránh thai an toàn khác.

Đặt vòng tránh thai có đau không? Các vị trí bị đau khi đặt vòng - Ảnh 4.

Nếu bị dị ứng với vòng tránh thai, bác sĩ sẽ tháo vòng và tư vấn cho phụ nữ các biện pháp tránh thai an toàn khác - Ảnh Internet

3.2. Đặt vòng tránh thai xong bị chảy máu

Đặt vòng tránh thai có thể gây ra tình trạng đau bụng dưới và ra máu. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ kéo dài không quá 4 đến 5 ngày. Nếu sau thời gian này mà vẫn ra máu nhiều kèm đau bụng dữ dội, quan hệ thấy đau thì cần đến cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa kiểm tra liệu vòng có bị lệch khỏi vị trí hay không hay do các nguyên nhân khác khiến hiện tượng chảy máu sau khi đặt vòng kéo dài.

Ngoài ra, trong một số trường hợp khi sử dụng biện pháp đặt vòng tránh thai còn có hiện tượng xuất huyết sau quan hệ. Do đó, nguyên nhân có thể xảy ra do quan hệ khiến tử cung có hiện tượng co bóp và khiến vòng tránh thai bị tác động, cọ sát vào niêm mạc tử cung gây hiện tượng xuất huyết.

4. Nguyên tắc khi đặt vòng tránh thai

Khi quyết định đặt vòng tránh thai, cần chú ý một số nguyên tắc sau:

- Đặt vòng sau khi sạch kinh nguyệt từ 2 đến 3 ngày. Thời điểm tốt nhất để đặt vòng tránh thai là giữa kỳ kinh vì đây là lúc tử cung mở rộng nhất.

- Cần nghỉ ngơi, tránh làm việc nặng trong 1 tuần và khám lại sau khi đặt vòng 1 tháng hoặc sau khi sạch kinh.

- Phụ nữ sau khi đặt vòng tránh thai cần kiêng quan hệ tình dục từ 10 đến 14 ngày.

- Giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ.

- Tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ, uống thuốc sau đặt vòng đúng cách.

- Thực hiện tái khám tại các cơ sở hoặc bệnh viện, phòng khám uy tín để kiểm tra vòng tránh thai có ổn định, có gây viêm nhiễm gì không.

Vậy đặt vòng tránh thai có đau không thì câu trả lời là có. Người phụ nữ cần chú ý tới những thay đổi của cơ thể sau khi đặt vòng tránh thai để kịp thời xử lý nếu xảy ra hiện tượng bất ngờ.


Tác giả: Nguyễn Hiền