Đắp gừng vào vết thương bị cua kẹp: Người đàn ông bị nhiễm trùng máu và có nguy cơ tử vong!

Đắp gừng vào vết thương bị cua kẹp: Người đàn ông bị nhiễm trùng máu và có nguy cơ tử vong!
Bệnh viện Đa khoa TƯ Cần Thơ vừa tiếp nhận một ca bệnh nhiễm trùng máu và có nguy cơ tử vong do đắp gừng vào vết thương bị cua kẹp theo dân gian truyền miệng!

1. Đắp gừng vào vết thương bị cua kẹp gây nhiễm trùng suy đa tạng nguy kịch!

Sáng 4/1, bác sĩ chuyên khoa 2 Phạm Thanh Phong, Phó giám đốc phụ trách chuyên môn Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTWCT) cho biết các bác sĩ khoa Hồi sức tích cực - Chống độc vừa cứu bệnh nhân đắp gừng vào vết thương bị cua kẹp gây biến chứng viêm mô tế bào, nhiễm trùng huyết.

Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng huyết áp tụt ngay cả khi đã được chỉ định dụng thuốc vận mạch với liều cao. Bị lơ mơ, suy hô hấp nặng, chỉ định đặt ống nội khí quản và cho gắn máy trợ thở.

Khai thác tiền sử được biết, bệnh nhân có một vết thương ở vùng da cẳng chân vì bị cua kẹp. Nghe theo lời truyền miệng, bệnh nhân đã lấy gừng và mật ong trộn lại sau đó đắp vào vết thương hở. Một thời gian thì vết thương tấy đỏ lên sau đó gây khó thở, sốt cao kèm mệt mỏi. 1 ngày sau khi dắp gừng vào vết thương bị cua kẹp bệnh nhân được người nhà đưa vào cấp cứu tại bệnh viện.

Đắp gừng vào vết thương bị cua kẹp: Người đàn ông bị nhiễm trùng máu và có nguy cơ tử vong! - Ảnh 2.

Bệnh nhân đắp gừng vào vết thương bị cua kẹp dẫn tới suy hô hấp, nhiễm trùng huyết (Ảnh: VnExpress)

Sau chẩn đoán, bác sĩ cho biết bệnh nhân gặp biến chứng viêm mô tế bào, nhiễm trùng máu và suy đa cơ quan. Được cấp cứu kịp thời, lọc máu liên tục 48 giờ nên bệnh nhân tạm thời đã qua cơn nguy kịch, được chỉ định nằm viện theo dõi tiếp.

2. Vết thương bị cua kẹp cần được xử lý như thế nào?

Theo Bác sĩ chuyên khoa II Dương Thiện Phước (Trưởng khoa Hồi sức tích cực - Chống độc - BVĐKTƯ Cần Thơ) cho biết, vết thương bị cua kẹp không phải là một tổn thương da hiếm gặp. Vết thương này có thể gây bầm tím, chảy máu thậm chí là nhiễm trùng hoại tử nếu như không được xử lý đúng cách.

Hay nói cách khác, tùy vào mức độ bị kẹp cũng như cách thức xử lý vết thương mà tình trạng của mỗi bệnh nhân sẽ khác nhau.

Đắp gừng vào vết thương bị cua kẹp: Người đàn ông bị nhiễm trùng máu và có nguy cơ tử vong! - Ảnh 3.

Cua kẹp tay nếu như không xử lý đúng cách sẽ gây nguy hiểm (Ảnh: Internet)

Khi bị cua kẹp, bạn nên bình tĩnh xử lý vết thương theo các bước sau:

- Rửa lại vết thương dưới vòi nước sạch sau đó loại bỏ những dị vật bên trong vết thương.

- Rửa lại bằng nước muối, iodine, cồn y tế hoặc oxy già để sát trùng.

- Băng lại vết thương bằng gạc sạch. Thay gạc hàng ngày, sau khoảng 5 - 7 ngày vết thương sẽ lành lại nếu được xử lý đúng cách.

- Nếu như vết thương sau khi được làm sạch liên tục có cảm giác sưng đau, nóng rát thì có nguy cơ đã xảy ra viêm mô tế bào, cần nhanh chóng tới bệnh viện, cơ sở y tế để được kiểm tra, thăm khám.

- Tuyệt đối không được tự lý bôi, đắp thuốc nam, thuốc bắc lên vết thương hở theo kinh nghiệm truyền miệng chưa có căn cứ khoa học có thể khiến tình trạng vết thương nặng hơn. Đồng thời cần nghỉ ngơi, tránh nhiễm nước bẩn, hút thuốc lá, sử dụng cồn hay các chất kích thích.

“Khi bị cua kẹp, người bệnh cần bình tĩnh tách cua ra, sau đó rửa sạch vết thương bằng nước sạch, loại bỏ các dị vật bên trong vết thương. Nếu có sẵn, nên rửa vết thương bằng các loại nước sát trùng như nước muối, oxy già, iodine và băng ép vết thương khi chảy máu nhiều hoặc miệng vết thương rộng. Không được tự ý đắp các loại thuốc nam lên vết thương" - Bác sĩ Phước khuyến cáo.

3. Nguy cơ nhiễm khuẩn Mycobacterium marinum khi bị cua kẹp!

Mycobacterium marinum - là một loại vi khuẩn sống có thể xâm nhập qua vết thương hở và tấn công cơ thể người thông qua các vết cua kẹp, càng tôm, vảy cá làm xước tay khi sơ chế.

Theo các nhà khoa học thì vi khuẩn này mặc dù có độc tính thấp chỉ gây ra sưng tấy hoặc mưng mủ nhưng nếu như không được xử lý đúng cách sẽ gây nhiễm trùng đa tạng và thậm chí là tử vong.

Những loại tôm, cua, hải sản sống ở biển hay hồ nuôi đá thường có vi khuẩn này nên ngư dân, người nuôi trồng thủy sản, người thường xuyên sơ chế thủy hải sản cần đặc biệt cẩn thận.


Tác giả: Kim Phụng