Danh sách thuốc điều trị phổi tắc nghẽn mãn tính giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh

Danh sách thuốc điều trị phổi tắc nghẽn mãn tính giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh
Không có cách để chữa khỏi và làm làm lành lại những tổn thương ở phổi, nhưng có một số loại thuốc điều trị phổi tắc nghẽn mãn tính giúp người bệnh thở dễ dàng hơn.

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là một nhóm các bệnh phổi tiến triển gây nên tình trạng khó thở. COPD có thể bao gồm tình trạng khí phế thũng và viêm phế quả mãn tính.

Nếu bị COPD, bạn có thể có các triệu chứng như khó thở, ho, thở khò khè và tức ngực. COPD thường do hút thuốc lá gây ra, nhưng ở một số trường hợp, COPD có thể bị gây ra bởi môi trường nhiều chất độc hại và ô nhiễm.

Tuy không thể chữa khỏi, nhưng vẫn có một số loại thuốc điều trị phổi tắc nghẽn mãn tính giúp người bệnh có thể hô hấp dễ dàng hơn.

1. Danh sách thuốc điều trị phổi tắc nghẽn mãn tính

Danh sách thuốc điều trị phổi tắc nghẽn mãn tính giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh - Ảnh 1.

Thuốc điều trị phổi tắc nghẽn mãn tính giúp người bệnh có thể hô hấp dễ dàng hơn - Ảnh: Medicalnewstoday

1.1. Thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn

Thuốc giãn phế quản giúp mở đường thở để người bệnh có thể thở dễ dàng hơn. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn trong trường hợp khẩn cấp hoặc để giảm đau nhanh khi cần thiết. Loại thuốc điều trị phổi tắc nghẽn mãn tính này thường ở dạng ống hít hoặc dùng với máy xông khí dung.

Các loại thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn thường được bác sĩ kê đơn bao gồm:

Albuterol (Proair HFA, Ventolin HFA)

Levalbuterol (Xopenex)

Ipratropium (Atrovent HFA)

Albuterol / ipratropium (Combivent Respimat)

Thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn có thể gây ra các tác dụng phụ như khô miệng, nhức đầu và ho. Những tác dụng phụ này không kéo dài quá lâu, chúng sẽ biến mất theo thời gian. Các tác dụng phụ khác bao gồm run, lo lắng và tim đập nhanh.

Nếu bạn bị bệnh tim, hãy nói với bác sĩ trước khi dùng thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn.

1.2. Corticosteroid

Đường hô hấp của người mắc COPD dễ bị viêm; tình trạng viêm khiến chúng bị sưng và dễ bị kích thích. Tình trạng này cũng làm người bệnh khó thở hơn. Corticosteroid là loại thuốc giúp giảm viêm trong cơ thể, làm không khí lưu thông dễ dàng hơn trong phổi.

Danh sách thuốc điều trị phổi tắc nghẽn mãn tính giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh - Ảnh 2.

Các loại corticosteroid được kê dưới dạng hít, tiêm hoặc uống - Ảnh: Agingcare

Một số loại thuốc điều trị phổi tắc nghẽn mãn tính corticosteroid dạng hít nên được sử dụng hàng ngày theo chỉ dẫn của bác sĩ. Chúng thường được kê đơn kết hợp với một loại thuốc COPD tác dụng kéo dài.

Các loại corticosteroid khác được kê dưới dạng tiêm hoặc uống. Những loại này thường được sử dụng trong thời gian ngắn khi tình trạng bệnh COPD đột ngột chuyển biến xấu hơn.

Các loại thuốc corticosteroid mà bác sĩ thường kê toa cho bệnh nhân COPD là:

Fluticasone (Flovent): Đây là một ống hít người bệnh COPD sử dụng hai lần mỗi ngày. Các tác dụng phụ của nó có thể bao gồm nhức đầu, đau họng, thay đổi giọng nói, buồn nôn.

Budesonide (Pulmicort): Đây là một ống hít cầm tay hoặc sử dụng trong máy phun sương.

Prednisolone: Thuốc điều trị phổi tắc nghẽn mãn tính này có dạng viên, lỏng hoặc dạng tiêm. Nó thường được dùng trong điều trị cấp cứu khẩn cấp.

1.3. Methylxanthines

Đối với người bị COPD nặng, các phương pháp điều trị bằng thuốc như thuốc giãn phế quản tác dụng nhanh và corticosteroid dường như không có tác dụng.

Khi điều này xảy ra, một số bác sĩ kê toa một loại thuốc gọi là theophylline cùng với thuốc giãn phế quản. Theophylline hoạt động như một loại thuốc chống viêm giúp thư giãn các cơ trong đường thở. Nó có dạng viên hoặc lỏng dùng qua đường uống hàng ngày.

1.4. Thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài

Thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài là thuốc được sử dụng để điều trị COPD trong thời gian dài hơn. Chúng thường được dùng 1-2 lần/ ngày bằng cách sử dụng ống hít hoặc máy phun sương.

Loại thuốc điều trị phổi tắc nghẽn mãn tính này có tác động từ từ giúp bệnh nhân dễ thở. Vì không có tác dụng nhanh chóng nên thường không được dùng trong các tình huống khẩn cấp.

Danh sách thuốc điều trị phổi tắc nghẽn mãn tính giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh - Ảnh 3.

Thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài thường được dùng 1-2 lần/ ngày - Ảnh: Wisegeek

Các loại thuốc giãn phế quản có tác dụng kéo dài được các bác sĩ kê đơn thường là:

Aclidinium (Tudorza)

Arformoterol (Brovana)

Formoterol (Foradil, Perforomist)

Glycopyrrolate (Seebri Neohaler, Lonhala Magnair)

Indacaterol (Arcapta)

Olodaterol (Striverdi Respimat)

Revefenacin (Yupelri)

Salmeterol (Serevent)

Tiotropium (Spiriva)

Umeclidinium (Incruse Ellipta)

Tác dụng phụ của thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài có thể bao gồm: khô miệng, chóng mặt, sổ mũi, ngứa cổ họng và đau bụng. Về lâu dài, thuốc có thể đem đến các tác dụng nghiêm trọng hơn như giảm thị lực, rối loạn nhịp tim và các phản ứng dị ứng khác.

1.5. Thuốc kết hợp

Một số loại thuốc điều trị phổi tắc nghẽn mãn tính có dạng kết hợp. Đây chủ yếu là sự kết hợp giữa hai loại thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài; hoặc một loại corticosteroid dạng hít với thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài.

Liệu pháp kết hợp 3, bao gồm một corticosteroid dạng hít và hai loại thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài, có thể được sử dụng cho bệnh nhân COPD nặng và bùng phát.

Sự kết hợp của hai loại thuốc giãn phế quản tác dụng dài thường bao gồm:

Aclidinium / formoterol (Duaklir)

Glycopyrrolate / formoterol (Bevespi Aerosphere)

Glycopyrrolate / indacaterol (Utibron Neohaler)

Tiotropium / olodaterol (Stiolto Respimat)

Umeclidinium / vilanterol (Anoro Ellipta)

Kết hợp corticosteroid dạng hít và thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài bao gồm:

Budesonide / formoterol (Symbicort)

Fluticasone / salmeterol (Advair)

Fluticasone / vilanterol (Breo Ellipta)

Sự kết hợp của một loại corticosteroid dạng hít và hai loại thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài, được gọi là liệu pháp bộ ba, bao gồm fluticasone / vilanterol / umeclidinium (Trelegy Ellipta).

Một nghiên cứu năm 2018 đã phát hiện ra rằng liệu pháp bộ ba kể trên làm giảm bùng phát và cải thiện chức năng phổi ở những người bị COPD giai đoạn tiến triển.

1.6. Roflumilast

Roflumilast (Daliresp) là một loại thuốc được gọi là chất ức chế phosphodiesterase-4. Nó có dạng viên, thường được bác sĩ kê cho bệnh nhân COPD uống 1 lần mỗi ngày.

Danh sách thuốc điều trị phổi tắc nghẽn mãn tính giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh - Ảnh 4.

Roflumilast giúp giảm viêm, giúp cải thiện luồng không khí đến phổi - Ảnh: Thuocbietduoc

Roflumilast giúp giảm viêm, giúp cải thiện luồng không khí đến phổi. Bác sĩ của bạn có thể sẽ kê đơn thuốc này cùng với thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài.

Tác dụng phụ của roflumilast có thể là giảm cân, tiêu chảy, đau đầu, buồn nôn, chuột rút hoặc mất ngủ. Hãy cho bác sĩ biết nếu bạn mắc các bệnh về gan hoặc trầm cảm trước khi sử dụng loại thuốc điều trị phổi tắc nghẽn mãn tính này.

1.7. Thuốc hoạt tính

Các đợt bùng phát COPD có thể khiến lượng chất nhầy trong phổi tăng lên. Thuốc hoạt tính giúp giảm hoặc làm loãng chất nhầy để bạn có thể dễ dàng ho ra hơn. Chúng thường ở dạng thuốc viên uống, các loại thuốc điều trị phổi tắc nghẽn mãn tính hoạt tính thường là: Carbocysteine; Erdosteine; N-acetylcysteine.

Một nghiên cứu năm 2019, các chuyên gia y tế đã phát hiện ra rằng những loại thuốc hoạt tính này có thể giúp làm giảm các đợt bùng phát và biến chứng do COPD gây ra. Ngoài ra, nghiên cứu năm 2016 cũng cho thấy Erdosteine giúp làm giảm số lượng cũng như mức độ nghiêm trọng của các đợt bùng phát phổi tắc nghẽn mãn tính.

1.8. Vaccine

Phổi của người mắc bệnh COPD đã bị tổn thương nghiêm trọng; các đợt bùng phát COPD thường do các vấn đề xảy ra đối với phổi như viêm phổi, cảm cúm. Vậy nên điều quan trọng đối với người bị phổi tắc nghẽn mãn tính đó là chủng ngừa cúm hàng năm.

Danh sách thuốc điều trị phổi tắc nghẽn mãn tính giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh - Ảnh 5.

Bệnh nhân COPD nên tiêm vắc-xin cúm hàng năm - Ảnh: Rand

Ngoài ra, bác sĩ điều trị cũng sẽ khuyên người bệnh COPD nên chủng ngừa phế cầu khuẩn, tiêm nhắc lại 5 năm 1 lần. Những loại vaccine này giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp; và có thể giúp người bệnh COPD tránh các nhiễm trùng cũng như biến chứng khác liên quan đến phổi tắc nghẽn mãn tính.

Một nghiên cứu thực hiện năm 2018 cho thấy vaccine cúm có thể giúp làm giảm bớt số lượng các đợt bùng phát COPD.

1.9. Thuốc kháng sinh

Một loại thuốc điều trị phổi tắc nghẽn mãn tính không thể không kể đến đó chính là thuốc kháng sinh. Điều trị thường xuyên bằng thuốc kháng sinh như azithromycin và erythromycin có thể giúp kiểm soát COPD.

Nghiên cứu năm 2018 chỉ ra rằng điều trị kháng sinh nhất quán làm giảm bùng phát COPD. Tuy nhiên, nghiên cứu lưu ý rằng việc sử dụng kháng sinh nhiều lần có thể gây ra tình trạng kháng kháng sinh. Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng tác dụng phụ của azithromycin có thể gây ra tình trạng mất thính giác.

Cần có thêm nhiều nghiên cứu để xác định ảnh hưởng của việc sử dụng kháng sinh thường xuyên hơn ở người bệnh COPD.

1.10. Thuốc điều trị ung thư dùng cho bệnh nhân COPD

Một số loại thuốc điều trị ung thư có thể làm giảm viêm và hạn chế tổn thương do COPD.

Một nghiên cứu năm 2019 thấy thuốc Tyrphostin AG825 làm giảm mức độ viêm ở cá ngựa vằn. Thuốc cũng làm tăng tốc độ chết của bạch cầu trung tính, là tế bào thúc đẩy quá trình viêm ở những con chuột bị viêm phổi tương tự như COPD.

1.11. Thuốc sinh học

Ở một số người, tình trạng viêm do COPD có thể là kết quả của tăng bạch cầu ái toan hoặc có lượng bạch cầu cao hơn bình thường.

Nghiên cứu năm 2019 đã chỉ ra rằng thuốc sinh học có thể điều trị dạng COPD này. Thuốc sinh học được tạo ra từ các tế bào sống. Một số loại thuốc này được sử dụng cho bệnh hen suyễn nặng do tăng bạch cầu ái toan, bao gồm:

Mepolizumab (Nucala)

Enralizumab (Fasenra)

Reslizumab (Cinqair)

Tuy nhiên, cần nghiên cứu thêm về thuốc điều trị phổi tắc nghẽn mãn tính bằng loại thuốc sinh học này.

2. Trao đổi với bác sĩ về thuốc điều trị phổi tắc nghẽn mãn tính

Các loại thuốc khác nhau điều trị các khía cạnh và triệu chứng khác nhau của COPD. Bác sĩ sẽ kê đơn các loại thuốc điều trị phổi tắc nghẽn mãn tính tốt nhất khi thăm khám và chẩn đoán tình trạng của bạn.

Danh sách thuốc điều trị phổi tắc nghẽn mãn tính giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh - Ảnh 6.

Nên trao đổi với bác sĩ về việc dùng thuốc điều trị phổi tắc nghẽn mãn tính - Ảnh: Aarc

Những câu hỏi người bệnh có thể hỏi bác sĩ về kế hoạch điều trị COPD của mình bao gồm:

Tôi nên sử dụng các phương pháp điều trị COPD của mình bao lâu một lần?

Những loại thuốc tôi đang dùng có thể phản ứng với thuốc điều trị phổi tắc nghẽn mãn tính hay không?

Tôi sẽ cần dùng thuốc điều trị phổi tắc nghẽn mãn tính trong bao lâu?

Tôi nên sử dụng thuốc điều trị COPD dạng hít nào thì phù hợp?

Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi đột ngột dừng dùng thuốc điều trị phổi tắc nghẽn mãn tính mà bác sĩ kê đơn?

Tôi nên làm gì nếu cơ thể có những dấu hiệu chuyển biến xấu đột ngột?

Có cách nào giúp tôi ngăn ngừa tác dụng phụ của các loại thuốc điều trị phổi tắc nghẽn mãn tính không?

3. Lưu ý đối với thuốc điều trị COPD

Dù bác sĩ kê đơn loại thuốc gì, bệnh nhân hãy nhớ uống theo hướng dẫn. Nếu gặp các tác dụng phụ nghiêm trọng như phản ứng dị ứng, phát ban hoặc phù nề; hãy gọi ngay cho bác sĩ để được tư vấn.

Nếu các tác dụng phụ khiến bạn bị sưng miệng, lưỡi, họng và khó thở, hãy gọi cấp cứu hoặc nhờ người thân đưa đến bệnh viện gần nhất.

Vì một số loại thuốc điều trị phổi tắc nghẽn mãn tính có thể gây ảnh hưởng đến hệ thống tim mạch, hãy trao đổi ngay với bác sĩ nếu thấy bất ổn ở nhịp tim.

Nguồn dịch: https://www.healthline.com/health/copd/drugs#cancer-medications


Tác giả: Tiểu Quyên