Đánh giá mức độ đau trong ung thư và nguyên tắc dùng thuốc giảm đau cho bệnh nhân

Đánh giá mức độ đau trong ung thư và nguyên tắc dùng thuốc giảm đau cho bệnh nhân
Đa số bệnh nhân ung thư đều bị đau khi bệnh bước vào giai đoạn muộn. Nguyên tắc dùng thuốc giảm đau trong ung thư đó là ngăn chặn cơn đau tốt hơn là điều trị cơn đau.

Khi sử dụng thuốc giảm đau trong ung thư, cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ để có kết quả điều trị một cách tốt nhất. 

Có đến 90% bệnh nhân bị đau do khi bước vào ung thư giai đoạn muộn. Lý giải cơn đau trong ung thư, có một số nguyên nhân sau:

– Liên quan tới ung thư: ví dụ như co cơ, sưng nề bạch mạch, táo bón, viêm loét do nằm lâu. Mô bị thương tổn do bội nhiễm, do thiếu máu cục bộ…

– Liên quan tới điều trị ung thư:  Tác dụng phụ của hóa xạ trị làm ảnh hưởng đến một số vùng khỏe mạnh trên cơ thể, đau tại vết mổ...

– Gây ra bởi một rối loạn đồng thời: ví dụ như thoái hóa cột sống, viêm xương khớp. Nhiều bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn, đau nhiều do sự phối hợp đồng thời nhiều nguyên nhân trên. 

1. Đánh giá mức độ đau trong ung thư

Để biết được bệnh nhân ung thư cần được giảm đau như thế nào, các bác sĩ phải chắc chắn mức độ đau của bệnh nhân và phân loại cơn đau của bệnh nhân. 

Đánh giá cơn đau trong ung thư là một bước quan trọng trong việc kiểm soát những cơn đau. Bệnh nhân cần được khám sức khỏe toàn diện, đánh giá chức năng gan thận, theo dõi ảnh hưởng của thuốc giảm đau tới các cơ quan chuyển hóa, bài tiết...

Phim X quang và CT-Scanner về các vùng liên quan và xạ hình xương cũng cần thiết để so sánh với các kết quả khám trước đây nhằm theo dõi diễn biến bệnh và dự đoán, tiên lượng bệnh.

Ngoài ra, để hiểu rõ hơn về dạng đau và tính chất cơn đau, bác sĩ có thể hỏi

- Thời gian diễn ra cơn đau: Bệnh nhân thường đau khi nào, cơn đau kéo dài bao nhiêu lâu

- Tính chất cơn đau: Đau thường xuyên hay đau từng cơn, đau dữ dội hay đau âm ỉ ...

- Vị trí cơn đau: Cơn đau tại vị trí nào, có di chuyển hoặc đau lan sang các vùng khác không

- Miêu tả cảm giác đau: đau như kiến bò, nóng rát, đau như tên bắn, đau như dao đâm? Cố gắng phân biệt đau do cảm giác và đau do thần kinh

- Yếu tố làm dịu hay gây đau: Điều gì làm dịu đau hay đau tăng lên

- Mức độ trầm trọng: Đau đến mức nào? Thường áp dụng thang điểm từ 0-10. Trong đó, 0 là không đau và 10 là đau tột bậc. Để bệnh nhân tự chọn điểm đau của mình sau khi đã được hướng dẫn. Ví dụ đau 5/10 hoặc 7/10 .v.v.

Thang điểm đau giúp bệnh nhân mô tả mức độ trầm trọng của cơn đau với thầy thuốc và thang điểm đau còn giúp thầy thuốc trao đổi thông tin về kinh nghiệm điều trị đau với các đồng nghiệp.

2. Nguyên tắc dùng thuốc giảm đau cho bệnh nhân ung thư

Trước khi dùng thuốc giảm đau, bác sĩ phải biết chắc chắn rằng cơ thể của người bệnh sẽ phản ứng như thế nào khi dùng thuốc.

Một số nguyên tắc dùng thuốc giảm đau trong ung thư:

- Giảm đau theo đường uống: Dùng đơn giản, dễ dàng nhất ngoại trừ trường hợp bệnh nhân không thể uống được hoặc cơn đau quá trầm trọng phải cần tiêm hoặc truyền để có tác dụng giảm đau nhanh. Theo bậc thang: bước đầu tiên là dùng thuốc không có Opioide, nếu đau không giảm thì dùng Opioide nhẹ rồi đến mạnh (morphin). 

- Giảm đau theo giờ: không chờ đến khi bệnh nhân đau một cách chính xác, nên cho thuốc giảm đau đều đặn để liều kế tiếp có tác dụng trước khi cơn đau xảy ra. 

- Giảm đau theo từng cá thể: không có liều chuẩn cho những thuốc Opioide, liều đúng là liều có tác dụng giảm đau cho bệnh nhân.

Nguyên tắc chung: ngăn chặn đau tốt hơn là điều trị đau.

3. Bậc thang giảm đau

WHO đưa ra khái niệm bậc thang giảm đau như là một cách khuyến khích việc sử dụng thích hợp các Opioide giảm đau ở các quốc gia ít sử dụng loại thuốc này. 

Bậc thang giảm đau nhấn mạnh việc sử dụng các nhóm thuốc giảm đau phù hợp cho từng mức độ đau trong ung thư. Ví dụ nhóm 1 sử dụng các loại thuốc như paracetamol chỉ có tác dụng giảm đau cho những bệnh nhân mới đau hoặc ở giai đoạn đầu, không có tác dụng cho những cơn đau mạnh, đau ở giai đoạn cuối. 

Bậc thang giảm đau

- BẬC I Đau nhẹ: Paracetamol, Aspirine, NSAID'S.

- BẬC II Đau trung bình: Codeine, Tramadol, NSAID'S

- BẬC III Đau tột bậc: Morphin, Pethidine, Oxycodone

Gần 10 năm hoạt động trong lĩnh vực y tế, Vietlife cung cấp dịch vụ thăm khám, chẩn đoán và điều trị toàn diện tất cả các chuyên khoa. Với hệ thống phòng khám được trang bị công nghệ hiện đại, đội ngũ bác sỹ chuyên gia đến từ các bệnh viện đầu ngành. Áp dụng quy trình dịch vụ khách hàng đồng bộ nhất quán từ khâu tiếp đón đến chăm sóc trước và sau khi sử dụng dịch vụ trên toàn hệ thống. Đảm bảo kết quả chẩn đoán lâm sàng chính xác và đưa ra tư vấn hướng điều trị tốt nhất.

Bạn có thể đăng ký và đặt lịch khám tại: Phòng khám MRI Trần Bình Trọng – Số 14 Trần Bình Trọng, Hoàn Kiếm, HN và phòng khám Vietlife Sư Vạn Hạnh – 468 Nguyễn Trãi - Phường 8 - Quận 5 – TP. HCM. Hoặc liên hệ Hotline: 024.730.8999 để được tư vấn.

Theo dõi và cập nhật những thông tin tư vấn về sức khỏe sớm nhất tại: http://vietlifeclinic.com/



logo vietlife healthcare-done

Tác giả: Lê Cường