Đang mang thai: Mẹ bầu nên để tâm tới 10 sự thật 'kinh điển' này

Đang mang thai: Mẹ bầu nên để tâm tới 10 sự thật 'kinh điển' này
9 tháng 10 ngày mang thai là một hành trình không dài nhưng không phải ai cũng có thể hiểu hết được. Đây là những sự thật không phải ai cũng biết khi đang mang thai.

Hãy cùng tìm hiểu thêm về những thay đổi âm thầm và những điều mẹ có thể gặp trong khi mang thai.

1. Các bác sĩ không biết nguyên nhân của việc mẹ thèm món ăn lạ

Đang mang thai là thời gian phụ nữ thèm ăn rất nhiều thứ do nghén. Đa số phụ nữ thích thực phẩm khác nhau như dưa chua, kem, kẹo ngọt, chocolate, thịt... 

Một số khác lại có cảm giác thèm ăn những món lạ, món có rất ít hoặc không có chất dinh dưỡng, có hại cho cơ thể như giấy, gỗ, bùn, xăng dầu, thậm chí là than... Những người này có thể mắc chứng Pica. Hội chứng thèm ăn này thường gặp ở trẻ em, nhưng cũng có thể xảy ra với phụ nữ mang thai.

Các chuyên gia y tế lý luận rằng, sự cần thiết cho sự kết hợp thức ăn kỳ lạ là một cách để cơ thể báo hiệu sự cần thiết của các chất dinh dưỡng mong muốn hoặc các hoocmon mới có thể làm thay đổi khẩu vị và mùi của người mẹ. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh đây là lý do thực sự của hiện tượng này.

2. Mẹ đang mang thai sẽ đẹp hơn nhờ máu lưu thông tốt hơn

Nhiều mẹ thường cho rằng bầu bí là khoảng thời gian khiến mẹ bầu xấu xí, khó coi. Trên thực tế, lượng máu lưu thông nhiều hơn sẽ khiến da dẻ mẹ bầu ửng hồng và căng hơn. 

Các mẹ có thể tăng cường máu lưu thông bằng việc bổ sung các loại thực phẩm giàu sắt, protein, vitamin C, aixit folic... và giữ cho tâm lý ổn định.

Đọc thêm:

10 cách gọi sữa về sau sinh mổ

Nhiếm trùng hậu sản - mối nguy hiểm khó lường

3. Điều kỳ diệu ở tuần 12

Thai 12 tuần đã có kích thước cơ thể tương ứng với phần đầu. Đây là tuần đánh dấu những bước phát triển quan trọng của bé. Đồng thời, mẹ cũng đang bước sang tam cá nguyệt thứ hai với nguồn năng lượng dồi dào hơn.

Thai nhi 12 tuần tuổi có chiều dài từ đầu đến mông khoảng 5,3cm, cân nặng khoảng 28gr. Bây giờ bé đã có gần như đầy đủ các bộ phận và sẽ tiếp tục phát triển nhanh chóng trong thời gian tới.

Bước phát triển đáng chú ý nhất khi đang mang thai của thai 12 tuần, đó là các phản xạ. Ngón tay của bé sẽ sớm có thể co và  duỗi, ngón chân có thể cong vểnh ra, cơ mắt khép chặt, và miệng của bé đã có phản xạ mút. Trong thực tế, nếu bạn gõ hay chọc nhẹ vào bụng, bé sẽ vặn vẹo thân mình để phản ứng lại, tuy nhiên, vẫn còn khá sớm để bạn có thể cảm nhận được những cử động thai này.

Ở tuần thai này, móng tay nhỏ xíu của bé đã bắt đầu phát triển. Dấu vân tay đã hình thành trên các đầu ngón tay nhỏ xíu của bé, các tĩnh mạch và cơ quan có thể nhìn rõ qua lớp da vẫn còn rất mỏng, và thân mình bé đang tăng tốc để bắt kịp với đầu bé – bằng 1/3 cơ thể bé lúc này.

4. Mẹ có thể giữ lại máu cuống rốn giàu tế bào gốc và sử dụng nó trong y tế

Trích máu cuống rốn hay còn gọi là lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn là một trong những biện pháp được sử dụng để tạo nên tế bào gốc có khả năng phát triển thành các mô khác nhau để chữa bệnh cho trẻ sau này.

Máu cuống rốn của trẻ sơ sinh chứa nguồn dồi dào tế bào gốc tạo máu, có thể thay thế cho tế bào gốc tủy xương, tế bào gốc máu ngoại vi. Vì vậy, máu cuống rốn đã được ứng dụng trong ghép tế bào gốc tạo máu.

Ảnh 2.

Máu cuống rốn của trẻ sơ sinh chứa nguồn dồi dào tế bào gốc tạo máu (Ảnh: Internet)

Hiện nay, tế bào gốc máu cuống rốn được ứng dụng điều trị cho các bệnh lý về máu ác tính (như ung thư máu) hay di truyền (như thiếu máu, tan máu bẩm sinh); hoặc các bệnh lý tự miễn (như tiểu đường).

Những nghiên cứu gần đây cũng đã cho biết tế bào gốc máu cuống rốn có thể biệt hóa thành những tế bào của những mô khác như: cơ (cơ vân, cơ tim), tế bào não, tế bào gan, tế bào da, tế bào phổi, tế bào thận, tế bào ruột và tế bào tuyến tụy… Vì thế, từ nguồn tế bào gốc máu cuống rốn có thể điều trị được nhiều bệnh lý khác ngoài huyết học. Trong đó, có bốn bệnh lý vừa được nghiên cứu ứng dụng điều trị là: tổn thương não, tim mạch và tổn thương tủy sống.

Với việc lưu trữ máu cuống rốn, trong trường hợp bản thân đứa trẻ mắc bệnh thì có thể lấy nguồn tế bào gốc này ghép, điều trị cho chính bé. Hoặc nguồn tế bào gốc này có thể điều trị cho ba mẹ hay anh chị em trong gia đình.

5. Sự phát triển đáng kinh ngạc của não bộ thai nhi

Bộ não của trẻ phát triển với một tốc độ đáng kinh ngạc trong giai đoạn đang mang thaiì. Ở tuần thứ 4, não bộ có kích thước không to hơn một hạt muối là bao và cũng chỉ có thể đạt khoảng 6.4 mm vào tuần thứ 7. Thế nhưng ở giai đoạn 3 tháng cuối cùng của thai kì, kích thước này sẽ tăng đến 260%. Hầu hết sự phát triển này là do quá trình hình thành, tăng trưởng và phân chia nhanh chóng của tế bào não.

Vào thời điểm ra đời, trẻ có khoảng 100 tỷ nơ-ron liên kết với nhau tạo thành một mạng lưới dẫn truyền thông tin được các nhà khoa học xếp vào loại cấu trúc sinh học phức tạp bậc nhất trên thế giới.

Ảnh 3.

Giai đoạn phát triển mạnh nhất của nơ-ron thần kinh diễn ra trong khoảng 3 tháng giữa thai kì (Ảnh: Internet)

Giai đoạn phát triển mạnh nhất của nơ-ron thần kinh diễn ra trong khoảng 3 tháng giữa thai kì, khi có đến 250.000 đơn vị tế bào được tạo ra mỗi phút. Các nơ-ron bắt đầu di chuyển đến các vùng khác nhau của não bộ và đảm nhận những vai trò riêng biệt, chẳng hạn như xử lý âm thanh và lưu trữ ký ức, cũng như tạo lập mạng lưới kết nối với các nơ-ron khác.

Trong giai đoạn đang mang thai nước rút này, vỏ não – bao gồm các vùng liên quan đến những chức năng nâng cao, ví dụ như ngôn ngữ và tư duy trừu tượng – phát triển nhanh hơn các cấu trúc khác của não bộ. Đến tháng thứ 7 của thai kỳ, võ não có thể chứa đến 70% số lượng nơ-ron trong não thai nhi.

6. Một lớp lông tơ sẽ được hình thành trên cơ thể bé trong suốt quá trình mang thai

Từ tuần thứ 14 hoặc 15 của thai kỳ, những sợi lông nhỏ bắt đầu mọc qua da, hình thành những chân tóc rất sớm cho bé. Quá trình mọc tóc diễn ra liên tục trên đầu bé. Ở tuần thứ 14, đầu em bé được phủ kín bởi một lớp lông tơ để giữ ấm đầu. Lông tơ cũng mọc ở khắp người bé giống như một chiếc áo khoác giữ ấm cơ thể. 

Nhưng cho đến khi đang mang thai tuần 30, lớp lông tơ đó sẽ rụng đi. Tuy nhiên, một số bé khi sinh ra vẫn còn lớp lông đó trên lưng, vai, má hay trán. Thông thường chúng cũng sẽ tự biến mất, nhưng nếu mẹ lo lắng về điều khác lạ này của bé, mẹ có thể nhờ bác sỹ nhi kiểm tra cho bé.

7. Bé đi vệ sinh ngay từ trong bụng mẹ

Khi còn ở trong bụng mẹ, thai nhi đã biết đi tiểu. Và không chỉ vậy, bé còn uống nước tiểu của chính mình. Quá trình đó diễn ra lặp lại tuần hoàn.

Khi thai nhi bước sang những tuần 30 của thai kỳ, lượng nước ối sẽ nhiều hơn. Hoạt động nuốt nước ối ở giai đoạn này của bé đã trở nên thành thục và điều này hoàn toàn có lợi cho hệ tiêu hóa. Trung bình mỗi ngày khi thai ở vào tuần 32 – 34, bé sẽ tè vào trong nước nước ối khoảng 500ml nước tiểu. Tất nhiên, lượng nước bé có được hoàn toàn từ chính nước ối của mẹ.

Ảnh 4.

Phân của các bé chỉ bắt đầu tích lũy dần từ lúc bước qua tuần 30 của thai kỳ (Ảnh: Internet)

Phân của các bé chỉ bắt đầu tích lũy dần từ lúc bước qua tuần 30 của thai kỳ. Đó là kết quả của quá trình nuốt nước ối thành thục, sự thoái hóa của các tế bào và hoạt động của hệ tiêu hóa.

Theo cách gọi thông thường, lượng phân này được gọi là phân su. Phân su sẽ được tích tụ dần trong ruột của thai nhi từ lúc mới hình thành.

Chỉ sau khi ra đời, trong lần đi ị đầu tiên của trẻ, lượng phân này mới bắt đầu được thải ra ngoài qua đường hậu môn.

8. Sinh non có thể xảy ra bất cứ lúc nào

Sinh non có nghĩa là bé chào đời quá sớm. Nếu chỉ là sớm hơn vài ngày hoặc vài tuần thì không có vấn đề gì. Tuy nhiên, nếu bạn chuyển dạ ở tháng thứ 7 hoặc 8 thì cả mẹ và bé đều sẽ đối mặt với nhiều rủi ro. Sinh non thường được phân loại như sau:

- Sinh cực non khi thai dưới 28 tuần 

- Sinh rất non khi thai từ 28 – 32 tuần 

- Sinh non muộn khi thai từ 33 – 36 tuần.  

Những nguy cơ dẫn đến sinh non bao gồm: mẹ có tiền sử sảy thai, sinh non tự nhiên, mẹ mang đa thai (kể cả cặp song sinh, sinh ba,... ), mang thai dày, mẹ bị huyết áp cao hoặc bệnh tiểu đường.

9. Thức ăn nóng có thể khiến mẹ bầu thấy khó chịu

Các loại thực phẩm nóng và ấm có mùi mạnh hơn, có thể gây buồn nôn, vì vậy hãy ướp lạnh các thực phẩm bổ dưỡng và tham khảo ý kiến bác sĩ về thức ăn nào sẽ có ích cho bạn khi đang mang thai và con bạn!

Ảnh 5.

Các loại thực phẩm nóng và ấm có mùi mạnh hơn, có thể gây buồn nôn (Ảnh: Internet)

10. Đến tận gần ngày chào đời, bé vẫn tiếp tục phát triển 

Từ tuần thứ 37 trở đi, không gian của bé trong tử cung mẹ bị thu hẹp dần. Tuy nhiên, lúc này bé vẫn tiếp tục phát triển, hoàn thiện những chức năng cuối cùng của cơ thể và thực sự không xác định được ngày mình sẽ chào đời. 

Bé vẫn tiếp tục nuốt nước ối. Các chất trong nước ối sẽ được chuyển hóa và giữ lại ở ruột, tạo thành lớp phân su màu đen dính. Bé lúc này nặng gần 3,1kg và đã dài tới 50cm tính từ đầu tới chân. Nhiều bé lúc này đã có tóc và tóc dài khoảng 2,5cm. 

Lông và các chất gây đã bao phủ cơ thể bé từ tuần thứ 26. Những tuần này, lớp lông tơ và lớp gây (giống như phô mai) bao bọc cơ thể bé nhằm bảo vệ làn da mỏng manh của thai nhi trong môi trường nước ối đang dần dần biến mất và chỉ có số ít trẻ vẫn còn lông tơ và gây khi chào đời.

Ảnh 6.

Lông và các chất gây đã bao phủ cơ thể bé từ tuần thứ 26 (Ảnh: Internet)

Bé tiếp tục phát triển và các chức năng cũng như bộ khung đã hoàn thiện trừ não bộ, phổi. Hai cơ quan này sẽ tiếp tục hoàn thiện cho tới khi bé chào đời và tiếp tục phát triển trong thời thơ ấu của bé.

Tác giả: Tuệ Nghi