Đái tháo đường - căn bệnh ảnh hưởng đến gần 20% người Việt dưới 80 tuổi, phụ nữ mang thai và sau khi sinh cũng có thể mắc!

Đái tháo đường - căn bệnh ảnh hưởng đến gần 20% người Việt dưới 80 tuổi, phụ nữ mang thai và sau khi sinh cũng có thể mắc!
Con số báo động đó khiến các chuyên gia dự đoán trước năm 2025, chi phí điều trị bệnh này tại Việt Nam sẽ lên đến 1,1 tỷ USD. Tuy nhiên nhận thức của người dân về bệnh đái tháo đường và phòng ngừa lại chưa cao.

Gần 20% người Việt dưới 80 tuổi đã và sắp mắc bệnh này, có quốc gia muốn đánh thuế nước ngọt cực cao. Thông tin này được các chuyên gia đầu ngành về nội tiết và tim mạch Việt Nam cũng như quốc tế đưa ra trong Hội thảo chuyên đề "Rối loạn tim mạch chuyển hóa trong thực hành lâm sàng" diễn ra ở TP.HCM.

Đái tháo đường - căn bệnh ảnh hưởng đến gần 20% người Việt dưới 80 tuổi, phụ nữ mang thai và sau khi sinh cũng có thể mắc!

Đái tháo đường - căn bệnh ảnh hưởng đến gần 20% người Việt dưới 80 tuổi, phụ nữ mang thai và sau khi sinh cũng có thể mắc! - Ảnh 2.

BS điều trị cho bệnh nhân bị đái tháo đường.

Tiền đái tháo đường, không quan tâm có thể mắc luôn bệnh tim mạch

Cụ thể, Việt Nam là một trong những quốc gia châu Á có tần suất cao về bệnh đái tháo đường. Theo số liệu của Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế IDF, 5,5% dân số ở độ tuổi 20-79, 2017 đang bị đái tháo đường và 13.7% có những triệu chứng của tiền đái tháo đường. Tuy nhiên nhận thức của người dân về bệnh và phòng ngừa lại chưa cao. 

Chi phí cho điều trị đái tháo đường ở Việt Nam khá thấp so với chi  phí điều trị những bệnh mạn tính khác, đặc biệt là bệnh tim mạch, thận và nhiễm trùng. Vào năm 2007, ước tính chi phí điều trị đái tháo đường ở Việt Nam vào khoảng 320 triệu USD nhưng dự báo sẽ tăng lên 1,1 tỷ USD trước năm 2025.

Đái tháo đường - căn bệnh ảnh hưởng đến gần 20% người Việt dưới 80 tuổi, phụ nữ mang thai và sau khi sinh cũng có thể mắc! - Ảnh 3.

Các chuyên gia cảnh báo mối nguy hiểm của tiền ĐTĐ dẫn đến các bệnh về tim mạch.

Hiện nay mỗi bệnh nhân đái tháo đường bỏ ra khoảng 34.41 USD/tháng cho mua thuốc men và đi lại khám bệnh, tương ứng 18% thu nhập bình quân đầu người.

PGS.TS.BS Nguyễn Thy Khuê, Chủ tịch Hội đái tháo đường & Nội Tiết chia sẻ, tiền đái tháo đường là yếu tố nguy cơ quan trọng dẫn đến đái tháo đường và bệnh tim mạch.

Các yếu tố nguy cơ của tiền đái tháo đường cũng giống như đái tháo đường type 2 bao gồm thừa cân, tuổi cao, chế độ ăn - dinh dưỡng không hợp lý và thừa năng lượng, thiếu hoạt động thể chất, hút thuốc và có tiền sử gia đình.

Giáo sư Ernesto Maddalony (Italia) cho biết, đái tháo đường là căn bệnh không lây, diễn tiến âm thầm nên người dân thường chủ quan, khi phát hiện bệnh thì tình trạng đã nặng. Nhiều trường hợp gây những biến chứng đến thận, bệnh tim mạch, nhồi máu cơ tim…

Đái tháo đường - căn bệnh ảnh hưởng đến gần 20% người Việt dưới 80 tuổi, phụ nữ mang thai và sau khi sinh cũng có thể mắc! - Ảnh 4.

Một bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim biến chứng từ các vấn đề tiền ĐTĐ.

Theo các bác sĩ, những người thuộc nhóm yếu tố nguy cơ cao như trên nên đến các cơ sở y tế để được tư vấn và tầm soát sớm nhầm giúp chẩn đoán sớm.

Bằng những biện pháp can thiệp, nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề này cũng như thực hiện việc chẩn đoán và điều trị sớm có thể làm giảm tốc độ diễn tiến từ tiền đái tháo đường thành đái tháo đường, giúp bệnh nhân giảm gánh nặng kinh tế và có chất lượng cuộc sống tốt hơn.

Đái tháo đường thai kỳ - Đừng tưởng phụ nữ sinh con xong là an toàn

Trước khi mang thai, chị M.T.C. (30 tuổi, ngụ tại TP.HCM, kinh doanh cửa hàng thời trang) có lối sống, chế độ ăn uống và luyện tập rất lành mạnh.

Thế nhưng khi bước vào thai kỳ, chị bị nghén nặng nên rất khó ăn trong 3 tháng đầu. Thai phụ trở nên thèm ăn và ăn rất nhiều đồ ngọt như bánh kẹo, sô cô la, trà sữa… Mỗi lần khám thai, chị đều được BS tư vấn chế độ dinh dưỡng nhưng do không cảm thấy dấu hiệu gì bất thường mà cân nặng vẫn tăng đều đều, chị tin rằng bản thân mình và thai nhi vẫn khỏe mạnh.

Đái tháo đường - căn bệnh ảnh hưởng đến gần 20% người Việt dưới 80 tuổi, phụ nữ mang thai và sau khi sinh cũng có thể mắc! - Ảnh 5.

Phụ nữ sau khi sinh cũng có thể bị ĐTĐ type 2.

Đến tuần thứ 20 của thai kỳ, chị C. đến BV kiểm tra đường huyết và được chẩn đoán mắc đái tháo đường thai kỳ. Thế nhưng, thai phụ vẫn tiếp tục chế độ ăn nhiều đường vì không cưỡng nổi cơn thèm ngọt của bản thân.

Hậu quả là đến tuần thứ 37, người bệnh đột ngột không cảm thấy thai máy nữa nên được gia đình đưa đi khám. Sau siêu âm, ekip điều trị phát hiện sự thật đau lòng: thai nhi đã chết lưu trong bụng mẹ.

Các  BS cho biết, đái tháo đường thai kỳ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe bà mẹ mà còn để lại nhiều hậu quả trên thai nhi, thậm chí những hậu quả này sẽ tồn tại lâu dài ngay cả sau khi em bé chào đời.

Đái tháo đường khiến thai phụ đối mặt với những nguy cơ như đa ối, sảy thai, sinh non, cao huyết áp, tiền sản giật, nhiễm trùng thận, quá trình chuyển dạ kéo dài, sinh khó, sang chấn và băng huyết sau sinh…

Đái tháo đường - căn bệnh ảnh hưởng đến gần 20% người Việt dưới 80 tuổi, phụ nữ mang thai và sau khi sinh cũng có thể mắc! - Ảnh 7.

Các chuyên gia đầu nghành cảnh báo ĐTĐ là một bệnh diễn tiến thầm lặng và nguy hiểm.

Về phía thai nhi, đái tháo đường thai kỳsẽ làm gia tăng tỉ lệ dị tật thai, thai nhi dễ bị rối loạn tăng trưởng… Thậm chí, thai nhi có thể chết lưu đột ngột do đường huyết tăng quá cao mà không có bất kì dấu hiệu báo trước nào.

PGS.TS.BS Nguyễn Thy Khuê cảnh báo các thai phụ không nên chủ quan nếu sinh con xong các chỉ số đường huyết trở về bình thường.

Bởi sau đó, khoảng 50% bà mẹ vẫn có thể bị đái tháo đường type 2. Lời khuyên trong trường hợp này là tất cả phụ nữ có thai đều nên thực hiện nghiệm pháp dung nạp đường huyết. Ở tuần 6-8 sau sinh, bà mẹ nên  làm lại một lần nữa và duy trì kiểm tra thường niên.

Trước những nguy cơ trên, nhiều quốc gia đã có những hành động cụ thể để giúp người dân tầm  soát đái tháo đường sớm, mục đích cuối cùng là để giảm càng nhiều càng tốt tỉ lệ người không biết mình có bệnh.

Giáo sư Mafauzy Mohamed cho biết, Malaysia thậm chí còn đang tính đến phương án đánh thuế thật cao các mặt hàng nước ngọt để giảm sức tiêu thụ của người dân, vì mặt hàng này được cho là làm tăng lượng đường trong máu, gây béo phì, đái tháo đường nếu quá lạm dụng.

Đái tháo đường - căn bệnh ảnh hưởng đến gần 20% người Việt dưới 80 tuổi, phụ nữ mang thai và sau khi sinh cũng có thể mắc! - Ảnh 9.

BS khuyên người trên 40 tuổi thường xuyên tầm soát bệnh này.

Tuy nhiên ý kiến này nhận rất nhiều tranh cải từ dư luận bởi đây là mặt hàng ưa thích của người dân.

PGS.TS.BS Nguyễn Thy Khuê cho biết, cách tốt nhất để không mắc bệnh là tự mình bảo vệ chính mình.

"Người dân có thể phòng tiền đái tháo đường bằng cách tập luyện nếp sống lành mạnh: Giảm rượu bia, ngưng thuốc lá, tập thể dục thể thao, ăn uống hợp lý (giảm đồ chiên, chất có đường).

Với người trẻ, khi có các nguy cơ đái tháo đường thì việc sử dụng metformin cũng có thể hỗ trợ rất tốt trong việc kiểm soát tăng đường huyết" – PGS Khuê nói.

Các chuyên gia khuyên người trên 40 tuổi khi vào viện vì bất cứ lý do gì nên tầm soát, thử đường huyết để kiểm tra xem mình có bị đái tháo đường hay không, từ đó can thiệp điều trị kịp thời.

Tác giả: KP