Đặc trưng và những thay đổi về tâm lý người cao tuổi diễn ra như thế nào?

Đặc trưng và những thay đổi về tâm lý người cao tuổi diễn ra như thế nào?
Hiểu rõ đặc trưng và những thay đổi về tâm lý người cao tuổi sẽ giúp bạn chăm sóc tâm lý người cao tuổi trong nhà tốt hơn.

Theo thống kê, Việt Nam hiện có khoảng hơn 10 triệu người cao tuổi, trong đó số người cao tuổi trên 80 là khoảng 2 triệu người. Các chuyên gia tâm lý cho biết, tuổi càng cao thì các thay đổi về tâm lý người cao tuổi càng nhiều. Vậy đặc trưng tâm lý người cao tuổi là gì? Thay đổi như thế nào và cách chăm sóc tâm lý người cao tuổi cần chú trọng vấn đề gì?

1. Đặc trưng và những thay đổi tâm lý người lớn tuổi

Mong muốn được chú ý và quan tâm

Nhiều người cao tuổi cho rằng việc mình già đi khiến bản thân trở nên "vô dụng" hơn, con cháu có thể không cần mình nữa nên họ rất muốn được quan tâm, chú ý bằng lời nói hoặc các hành động thu hút sự chú ý từ người thân.

Đặc trưng và những thay đổi về tâm lý người cao tuổi diễn ra như thế nào? - Ảnh 2.

Người cao tuổi dễ cảm thấy cô đơn, tủi thân và muốn được chú ý (Ảnh: Internet)

Đọc thêm:

7 cách để làm chậm lão hóa và giúp người già sống lâu hơn

Bệnh mất trí nhớ ở người già: Hiểu đúng để chăm sóc ông bà cha mẹ tốt hơn

Nói cách khác, tâm lý người cao tuổi dễ cảm thấy cô đơn và luôn mong muốn có người thân bên cạnh.

Dễ cảm thấy tủi thân

Cũng như việc cảm thấy bản thân không còn nhiều "tác dụng" mà thay đổi tâm lý người lớn tuổi thường thấy là dễ bị tủi thân hơn.

Đặc biệt là ở người cao tuổi gặp vấn đề liên quan tới khó khăn trong việc đi lại, ăn uống,... cần phụ thuộc vào sự chăm sóc của người thân thì lại càng dễ tủi thân và mặc cảm hơn cả.

Nói nhiều hơn

Nói nhiều hơn được coi là một thay đổi tâm lý người lớn tuổi với mong muốn bản thân được chú ý, không muốn mọi người "quên lãng" mình. 

Tính cách trở nên nóng nảy hơn

Một số người cao tuổi khi về già bỗng nhiên thay đổi tính cách hay còn gọi là trái tính, chẳng hạn như khó tính, hay cằn nhằn, nói nhiều hơn, hay bắt lỗi con cháu hoặc bắt con cháu làm theo ý mình.

Điều này được giải thích là do tâm lý dễ tự ái, tự ti kèm suy nghĩ tiêu cực khiến cảm xúc khó kiểm soát hơn. Nếu như người thân không chia sẻ hay hỏi han thường xuyên sẽ khiến người cao tuổi bị stress, tinh thần tụt dốc.

Suy nghĩ nhiều hơn

Ngoài việc nói nhiều hơn thì người cao tuổi cũng suy nghĩ nhiều hơn, mẫn cảm với nhiều tình huống hay diễn ra những "khủng hoảng trong tâm trí".

Ngoài ra, những đặc điểm về tính cách vẫn tương đối ổn định theo thời gian, ví dụ như người còn trẻ hướng ngoại sẽ tiếp tục hướng ngoại khi về già.

2. Những thay đổi thể chất ảnh hưởng tới tâm lý người cao tuổi như thế nào?

Theo nhiều nghiên cứu khác nhau thì người bắt đầu bước qua tuổi 50 sẽ có những biến đổi nhất định về mặt tâm sinh lý. Dưới đây là những thay đổi thể chất và sinh lý người cao tuổi phổ biến nhất:

Phản ứng chậm hơn

Một trong những thay đổi tâm lý phổ biến nhất liên quan tới lão hoá là thời gian người cao tuổi phản ứng chậm hơn với sự vật hay sự việc cụ thể. Khả năng phản xạ bắt đầu giảm dần khi bước vào tuổi 30 và tới 50 tuổi thì phản xạ sẽ chậm hơn nữa.

Đặc trưng và những thay đổi về tâm lý người cao tuổi diễn ra như thế nào? - Ảnh 3.

Người cao tuổi phản ứng chậm hơn dẫn tới nguy cơ dễ bị té ngã, giảm tập trung (Ảnh: Internet)

Điều này có nghĩa là người cao tuổi có xu hướng hành vi chậm lại theo tuổi tác. Suy nghĩ không theo kịp hay "mình đang chậm đi" khiến người cao tuổi dễ sinh ra chán nản, khó chịu.

Giảm chú ý và khả năng tập trung

Khả năng tập trung vào một vấn đề cụ thể bắt đầu suy giảm ở độ tuổi 50, sau đó khả năng này sẽ giảm dần khi tuổi tác tăng lên.

Khả năng phán đoán và ra quyết định

Trái ngược với suy nghĩ của nhiều người, khả năng ra quyết định cho một vấn đề lại tốt hơn khi tuổi tác tăng lên. Điều này được giải thích là nhờ kinh nghiệm tích luỹ được trong nhiều năm nên việc đưa ra các quyết định trở nên đơn giản hơn nhiều so với người trẻ tuổi ít kinh nghiệm.

Đây được coi là một thay đổi tâm lý người cao tuổi tích cực, nó ngăn cản việc suy nghĩ quá nhiều hay phân tích quá nhiều cho một vấn đề, các tình huống nhất định.

Suy giảm trí nhớ

Không thể phủ nhận, việc thay đổi tâm lý người cao tuổi phổ biến có thể thấy được từ vấn đề suy giảm trí nhớ. Tình trạng này bắt đầu bằng việc quên tên, quên đường đi,... Đây là một khía cạnh tâm lý phổ biến của quá trình lão hoá và người cao tuổi có thể khắc phục tình trạng này bằng những hoạt động giúp não bộ "không nghỉ ngơi".

Đặc trưng và những thay đổi về tâm lý người cao tuổi diễn ra như thế nào? - Ảnh 4.

Suy giảm trí nhớ thường gặp ở người cao tuổi với các mức độ khác nhau, nặng nhất là mất trí nhớ (Ảnh: Internet)

Đôi khi tình trạng "nhớ nhớ quên quên" này khiến người cao tuổi trở nên nóng tính hơn, hay cau có hơn do không thể nhớ được như trước đó (ngày còn trẻ).

Khả năng mắc các bệnh mãn tính tăng lên

Theo thống kê thì trung bình mỗi người cao tuổi mắc từ 3 - 5 bệnh mãn tính, phổ biến bao gồm: tim mạch, xương khớp, đái tháo đường, cao huyết áp,... Các bệnh lý này đều thuộc nhóm cần điều trị lâu dài. 

Bên cạnh đó, hệ miễn dịch suy giảm khiến thể chất người cao tuổi dễ bị nhiễm trùng. Chính những nguy cơ này có ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý người cao tuổi do họ cảm thấy bản thân đang dần già nua và ốm yếu hơn.

3. Chăm sóc tâm lý người cao tuổi như thế nào?

Quan tâm, hỏi han, động viên thường xuyên

Do những thay đổi cả về thể chất, sinh lý và tâm lý mà người cao tuổi là đối tượng cần được gia đình và xã hội quan tâm nhiều hơn.

Với người cao tuổi đang có bệnh, sống phụ thuộc và sự chăm sóc của con cháu lại càng cần được động viên tinh thần, quan tâm nhiều hơn. 

Học cách lắng nghe

Như đã nói ở trên, tâm lý người cao tuổi dễ nóng nảy, khó tính, nói nhiều hơn để thu hút sự chú ý của con cháu. Vì thế, thay vì trách móc tại sao ông bà, cha mẹ bỗng nhiên lại như vậy thì con cháu, người chăm sóc cần học cách lắng nghe và cư xử sao cho ông bà, cha mẹ thấy rằng họ không bị bỏ rơi, gia đình vẫn luôn luôn ở bên cạnh.

Động viên người cao tuổi tích cực tham gia các hoạt động xã hội

Các hoạt động xã hội giúp tinh thần người cao tuổi minh mẫn và giảm căng thẳng, stress do việc cả nghĩ do thay đổi tâm lý người cao tuổi gây ra.

Tóm lại, sự thay đổi tâm lý người cao tuổi là điều không thể tránh khỏi của quá trình lão hoá. Việc chăm sóc tâm lý người cao tuổi hay sức khoẻ tinh thần, thể chất, dinh dưỡng đều cần phải được chú ý. Nếu gặp khó khăn, người chăm sóc có thể nhờ tới sự giúp đỡ của các chuyên gia y tế.

Nguồn dịch: https://www.seniority.in/blog/psychological-changes-we-go-through-after-the-age-of-50/

Đặc trưng và những thay đổi về tâm lý người cao tuổi diễn ra như thế nào? - Ảnh 2.

 

Tác giả: Kim Phụng