Các yếu tố có thể gây ra tình trạng da nổi đốm nâu không ngứa bao gồm:
- Tác động do ánh nắng mặt trời (tiếp xúc do các tia cực tím)
Thường xuyên tiếp xúc ánh nắng mặt trời là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng rối loạn sắc tố da (nám da, tàn nhang, đồi mồi). Tình trạng tăng sắc tố da có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể như mặt, mu bàn tay, cánh tay, vai…
Các đốm nâu này có thể phát triển nhiều hơn khi chúng ta không có biện pháp bảo vệ, che chắn và sẽ trở nên trầm trọng hơn theo độ tuổi. Ở những người có làn da sẫm màu, một đốm sẫm màu hơn da bình thường sẽ dần mất đi trong vòng từ 6 đến 12 tháng. Màu sắc sâu hơn có thể mất nhiều năm để mờ dần.
- Thay đổi nội tiết tố
Xuất hiện đốm nâu trên da như mặt, chân, bụng... là nguyên nhân gây ra các tình trạng như nám da, tàn nhang và tình trạng này khá phổ biến ở phụ nữ, nhất là những phụ nữ đang mang thai. Do sự thay đổi nội tiết tố trong thai kì cũng làm tăng sắc tố da và gây nám.
- Viêm da
Các đốm nâu có thể phát triển trên da sau một đợt bị viêm da cấp tính (chủ yếu là liên quan đến bệnh ngoài da như mụn trứng cá, bệnh chàm, bệnh vảy nến).
- Tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc có thể làm tăng sắc tố da gây ra những đốm nâu trên da. Các loại thuốc phổ biến dẫn đến tình trạng này là thuốc chống viêm steroid (NSAID), tetracycline và thuốc chống loạn thần làm cho da trở nên nhạy cảm hơn.
- Tổn thương da
Các tổn thương da hay các vết thương hở cũng có thể dẫn đến đốm nâu trên da, tuy nhiên chúng cũng mờ dần theo thời gian.
Ngoài ra, có thể do các nguyên nhân khác như: rối loạn cơ thể do hấp thụ quá nhiều sắt, bệnh gan, bệnh tiểu đường... cũng là nguyên nhân gây ra đốm nâu hoặc các vùng da sậm màu hơn.
Trên thực tế, các đốm nâu không ngứa này không cần điều trị. Nhưng một số người muốn loại bỏ đốm nâu này vì lý do gây mất thẩm mỹ.
Đọc thêm:
- Bong da chân: Hiện tượng tróc da bàn chân nguyên nhân và cách khắc phục
- Tại sao lại bị đau ở đuôi mắt phải?
Các bác sĩ da liễu có thể đưa ra các loại kem hoặc các liệu trình điều trị khác nhau để làm sáng da, trong một số trường hợp có thể sử dụng phương pháp đắt hơn kem nhằm loại bỏ những đốm nâu trên da. Để có lựa chọn tốt nhất còn tùy thuộc vào nguyên nhân, kích thước những vùng da trên cơ thể từ đó bác sĩ có thể đưa ra một số phương pháp điều trị như sau:
- Điều trị bằng laser: Phương pháp sử dụng các loại laser có sẵn. Loại phổ biến điều trị các đốm nâu trên da là sử dụng tia laser ánh sáng xung - cường độ cao nhắm vào các hắc tố melanin để phá vỡ các đốm đen.
- Siêu mài mòn da: Đây là phương pháp điều trị nhằm thúc đẩy tăng cường Collagen và làm giảm các đốm nâu. Bác sĩ da liễu sẽ sử dụng một thiết bị đặc biệt có bề mặt mài mòn để loại bỏ lớp ngoài của da.
- Mặt nạ hóa học: Lột da bằng hóa chất bao gồm thoa một dung dịch lên da giúp tẩy tế bào chết trên bề mặt, dẫn đến sự phát triển của da mới.
- Phương pháp áp lạnh: Là thủ thuật áp dụng nitơ lỏng vào các mảng tối để làm đông lạnh chúng, làm tổn thương các tế bào da. Da sẽ dần hồi phục một cách từ từ.
- Điều trị tại chỗ: Là phương pháp sử dụng sản phẩm cần hoặc không cần kê đơn chứa các thành phần có khả năng cải thiện làn da sáng hơn. Tuy nhiên chúng cũng mang các tác dụng phụ như: sưng, đỏ, ngứa… nên cần phải cẩn thận như:
+ Kem làm sáng da theo đơn, hoạt động bằng cách tẩy trắng da. Nó thường hoạt động dần dần và mất vài tháng để giảm sự xuất hiện của các đốm đen.
+ Hydroquinone: Là thành phần tích cực trong các loại kem, ngăn chặn da sản xuất melanin. Các sản phẩm kê đơn có xu hướng có sức mạnh từ 3 – 4 phần trăm.
+ Vitamin C: Là chất chống oxy hóa giúp làm giảm các đốm nâu trên da bằng cách ngăn chặn các gốc tự do và ức chế sản xuất melanin.
+ Ngoài ra, có thể sử dụng các sản phẩm chứa azelaic acid, retinoids, arbutin…
Để điều trị các đốm nâu trên da, chúng ta có thể áp dụng một số sản phẩm có trong tự nhiên như: Dầu vitamin e, nước chanh tươi, hành tây, nước ép dưa chuột... Tuy nhiên, phương pháp tự nhiên tại nhà có thể không phù hợp với một số đối tượng và có thể dẫn đến những tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, cần phải trao đổi với bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng các biện pháp này.
Để hạn chế xuất hiện đốm nâu trên da hay ngăn ngừa các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn chúng ta có thể thực hiện bằng cách sau:
- Sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF 50+ mỗi ngày (kể cả những ngày không nắng gắt)
- Che chắn bảo vệ da trước những tác động của ánh mặt trời như: đội mũ rộng vành, mặc quần áo dài, đeo kính râm...
- Tránh ánh nắng mặt trời, nhất là thời điểm nắng gắt từ 10h đến 16 giờ chiều. Đồng thời nên điều trị các bệnh về da để tránh các tình trạng viêm
Hầu hết các trường hợp xuất hiện đốm nâu trên da không ngứa thường không gây nguy hiểm và không cần điều trị, chủ yếu là do tăng sắc tố gây ra (melanin). Tuy nhiên nếu có những thay đổi trên da như: đốm nâu xuất hiện một cách đột ngột, gây ngứa da, có cảm giác bị châm chích, chảy máu hay rò rỉ máu hoặc màu sắc, kích thước da trở nên bất thường thì cần phải đến bệnh viện để thăm khám.
Nguồn tham khảo:
1. 17 Remedies for More Even Skin
2. Dark spots on the skin: Causes and how to treat them