"Viêm bàng quang là gì" là nỗi băn khoăn, thắc mắc của không ít người. Đây là bệnh gây ra bởi các loại vi khuẩn, khiến đường tiết niệu bị nhiễm trùng.
Viêm bàng quang không chỉ gây ra nhiều đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng tới cuộc sống của bệnh nhân mà nó còn tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng thận nếu không được điều trị kịp thời
Viêm bàng quang là gì (Ảnh: Internet)
Tác nhân chủ yếu gây ra bệnh viêm bàng quang là do một số loại vi khuẩn gây ra, phổ biến nhất là vi khuẩn Escherichia coli (E. coli) - thường được tìm thấy ở bộ phận sinh dục. Các vi khuẩn thường xâm nhập từ môi trường bên ngoài vào đường tiết niệu thông qua niệu đạo và sinh sôi, phát triển taị đây.
Cụ thể, bàng quang có thể bị nhiễm khuẩn trong quá trình quan hệ tình dục. Lúc này, các loại vi khuẩn có thể dễ dàng xâm nhập vào đường niệu đạo mà người bệnh hoàn toàn không biết.
Ngoài ra, chị em hoàn toàn có thể có nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiểu, gây ra viêm bàng quang do cơ quan sinh dục của nữ giới rất nhạy cảm và dễ bị nhiễm khuẩn.
Bên cạnh đó, mọi người có nguy cơ bị viêm bàng quang khi sử dụng thuốc tránh thai diaphragms, khi mang thai hoặc khi xảy ra thay đổi trong hệ miễn dịch. Ngoài ra, người bị sỏi thận hoặc viêm tuyến tiền liệt có nguy cơ mắc viêm bàng quang cao hơn.
Vậy sau khi các loại vi khuẩn xâm nhập, triệu chứng của bệnh viêm bàng quang là gì?
Triệu chứng viêm bàng quang là gì (Ảnh: Internet)
Thông thường, bệnh viêm bàng quang sẽ gây ra một số dấu hiệu như: cảm giác bỏng rát khi đi tiểu; tiểu nhiều lần, liên tục; Tiểu rắt; Đi tiểu ra máu; Nước tiểu chuyển màu đục hoặc/và có mùi khó chịu; Đau vùng xương chậu, cảm giác khó chịu, áp lực ở vùng bụng; Sốt nhẹ;... Đối với các trường hợp trẻ nhỏ bị viêm bàng quang, có thể xuất hiện đi tiểu không kiểm soát, đái dầm.
Ngoài ra, các dấu hiệu viêm đường tiết niệu trở nặng thường gặp là: đau vùng hông dư dội; sốt kèm theo cảm giác ớn lạnh; buồn nôn, nôn liên tục;... Khi có các dấu hiệu này, bệnh nhân viêm bàng quang có nguy cơ bị nhiễm trùng thận hoặc một số biến chứng nguy hiểm khác, cần tới cơ sở y tế để kiểm tra càng sớm càng tốt.
Viêm bàng quang bao gồm hai loại chính là viêm bàng quang cấp tính và viêm bàng quang mãn tính. Viêm bàng quang cấp tính là loại bệnh đường tiết niệu phổ biến, gây ra các tổn thương (như phù nề, sung huyết) chủ yếu ở niêm mạc bàng quang. Do niêm mạc bị kích thích, bệnh nhân sẽ liên tục có cảm giác buồn tiểu, kèm thèo một số triệu chứng như trên.
Chuyển sang dạng mãn tính, các triệu chứng của viêm bàng quang là gì? Thực tế, các triệu chứng của bệnh lúc này vẫn khá tương đồng với dạng cấp tính, nhưng mức độ dữ dội và nghiêm trọng hơn. Viêm bàng quang mãn tính thường xảy ra khi dạng cấp tính không đựợc điều trị dứt điểm.
Chụp X-quang để chẩn đoán viêm bàng quang (Ảnh: Internet)
Vậy phương pháp xét nghiệm, chẩn đoán bệnh viêm bàng quang là gì? Để có được kết quả chính xác, bệnh nhân cần được tiến hành xét nghiệm nước tiểu và nội soi bàng quang với cystoscope. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể chỉ định tiến hành chụp X-quang và siêu âm để loại trừ các nguy cơ khác như các khối u hoặc cấu trúc bất thường.
Trong các trường hợp viêm bàng quang do lây nhiễm vi khuẩn, có thể sử dụng kháng sinh để điều trị. Nếu không do lây nhiễm, bệnh viêm bàng sẽ được chỉ định điều trị theo nguyên nhân gây bệnh.
Việc điều trị cần tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ để có được hiệu quả cao nhất, đồng thời hạn chế nguy cơ xảy ra biến chứng.
Uống nhiều nước để phòng bệnh viêm bàng quang (Ảnh: Internet)
Vậy phương pháp phòng bệnh viêm bàng quang là gì? Để phòng bệnh hiệu quả, cần duy trì một thói quen sinh hoạt lành mạnh, uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày, đặc biệt là đối với những người đang điều trị các loại bệnh khác hoặc đang trị xạ.
Ngoài ra, cần giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh phòng tắm sạch sẽ, đi tiểu trước và sau khi quan hệ, tránh sử dụng các sản phẩm chứa chất tạo mùi ở vùng kín vì có khả năng kích thích niệu đạo và bàng quang.