Cúm lợn (H1N1): Triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Cúm lợn (H1N1): Triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị
Cúm lợn (H1N1) từng được coi là đại dịch trên thế giới vào những năm 2009 - 2010 bởi mức độ nguy hiểm và tốc độ lây lan nhanh chóng. Ngày nay, mặc dù căn bệnh đã được kiểm soát, song, không thiếu các nguy cơ mắc bệnh đang rình rập. Vì vậy, mọi người bên tìm hiểu cúm lợn (H1N1) là gì để phòng tránh.

1. Bệnh cúm lợn (H1N1) là gì?

Cúm lợn là tên của loại virut cúm A ảnh hưởng đến lợn. Mặc dù cúm lợn thường không ảnh hưởng đến con người, nhưng đã có một đợt bùng phát toàn cầu (đại dịch) vào năm 2009 - 2010. Nó đã trở thành đại dịch cúm đầu tiên trong hơn 40 năm tính từ thời điểm đó. Bệnh được gây ra bởi một loại vi-rút cúm mới sau đó được gọi là H1N1 - loại vi-rút cúm A là sự kết hợp giữa lợn, gia cầm chim và gen người trộn lẫn với nhau có ở lợn và lây sang người. Hiện tại, H1N1 được coi là một loại cúm theo mùa thông thường và có vắc xin phòng cúm. 

virus-cum-lon

Vi rút cúm lợn (H1N1) từng là đại dịch cúm toàn thế giới những năm 2009 - 2010 (Nguồn: Internet)

Vào mùa xuân năm 2009, các nhà khoa học đã công nhận một chủng vi-rút cúm đặc biệt được gọi là H1N1. Rất nhiều người trên thế giới đã bị bệnh trong năm đó. Vì vậy, Tổ chức Y tế Thế giới đã tuyên bố bệnh cúm do H1N1 gây ra là một đại dịch toàn cầu.

Vào tháng 8 năm 2010, Tổ chức Y tế Thế giới đã tuyên bố chấm dứt đại dịch. Kể từ thời điểm đó, các nhà khoa học đã thay đổi cách họ đặt tên cho virus. Vi-rút H1N1 hiện được gọi là H1N1v. Chữ v là viết tắt của biến thể và chỉ ra rằng virus thường lưu hành ở động vật nhưng đã được phát hiện ở người. Kể từ năm 2011, một chủng khác, H3N2v, đã lưu hành ở người và cũng gây ra bệnh cúm. Cả hai chủng đều có có vắc xin phòng ngừa trong năm 2018 - 2019.

2. Dấu hiệu bệnh cúm lớn (H1N1)

Các triệu chứng của cúm lợn do virut H1N1 gây ra. Triệu chứng của bệnh giống như các bệnh cúm theo mùa và bao gồm sốt, ho, sổ mũi, đau họng, đau nhức cơ thể, ớn lạnh và mệt mỏi. Mặc dù bệnh cúm lợn (H1N1) đã từng là căn bệnh nguy hiểm trong quá khứ, thế nhưng hiện nay vi rút cúm này chỉ tương tự như các loại vi rút cúm khác theo mùa ở người.

Lý do là vào năm 2009, sự khác biệt lớn là khi virut cúm A của lợn được biết đến lần đầu tiên xuất hiện, nó mới xuất hiện và hầu hết mọi người không có khả năng miễn dịch với nó. Điều đó giải thích tại sao nó dễ dàng trở thành một loại virus gây đại dịch và lan rộng khắp thế giới. Hiện tại đã có vắc xin ngừa cúm hàng năm. 

sot-cum-lon

Sốt, thậm chí sốt cao là biểu hiện phổ biến của bệnh cúm lợn (Nguồn: Internet)

Các triệu chứng phổ biến của cúm lợn (H1N1)

Giống như các loại vi-rút cúm theo mùa khác, các triệu chứng phổ biến của cúm lợn (H1N1) phát triển từ một đến ba ngày sau khi bạn bị nhiễm bệnh và có thể bao gồm: 

- Sốt, chủ yếu là sốt cao

- Ho 

 - Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi 

 - Đau họng

 - Nhức mỏi cơ thể 

 - Đau đầu 

 - Ớn lạnh 

 - Mệt mỏi, suy nhược cơ thể

 - Tiêu chảy và nôn, triệu chứng nghiêm trọng hơn các chủng cúm khác

Triệu chứng nghiêm trọng của căn bệnh:

Ngoài các dấu hiệu thông thường của bệnh, vi rút cúm lợn có thể gây ra các triệu chứng nguy hiểm hơn. Tuy nhiên, đối với trẻ em (đặc biệt là trẻ sơ sinh) và người lớn sẽ có một số biểu hiện khác nhau. 

Ở trẻ em, chúng có thể bao gồm:

- Thở nhanh hoặc khó thở 

- Màu da hơi xanh hoặc xám 

 - Không uống đủ nước 

 - Nôn nhiều hoặc dai dẳng 

 - Tinh thần suy kiệt, ít chơi đùa

 - Khó chịu đến nỗi con bạn không muốn được bế

 - Sốt và phát ban

non-cum-lon

Nôn nhiều cũng là biểu hiện của bệnh cúm lợn ở trẻ nhỏ và người lớn (Nguồn: Internet)

Ở người lớn, các triệu chứng sẽ bao gồm:

- Khó thở 

- Đau ngực 

- Đau bụng 

- Chóng mặt

- Nôn nhiều

- Ho nặng

Nếu bạn nhận thấy những triệu chứng này, đừng quá lo lắng. Điều quan trọng là phối hợp với bác sĩ để chẩn đoán kịp thời và họ có thể giúp bạn điều trị bệnh nhanh chóng. 

3. Nguyên nhân gây bệnh cúm lợn (H1N1)

Nguyên nhân của bệnh cúm lợn 

Cúm lợn là một chủng vi rút cúm đặc biệt gây bệnh cúm ở lợn. Năm 2009, một chủng mới đã được tìm thấy ở người mà trước đây chưa từng thấy. Chính thức, nó được gọi là vi rút cúm A (H1N1). Bệnh lây lan sau đó đã dẫn đến một đại dịch làm hàng triệu người mắc bệnh trên toàn thế giới và giết chết hàng trăm ngàn người.

Các yếu tố nguy cơ của bệnh cúm lợn

Mặc dù bất cứ ai cũng có thể bị cúm lợn, một số người có khả năng bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi nó. Cúm theo mùa thường là nghiêm trọng nhất đối với người từ 65 tuổi trở lên. Tuy nhiên, đại dịch cúm H1N1 không gây triệu chứng nguy hiểm với cả người già. Người lớn thường có khả năng miễn dịch với virut gây đại dịch cúm lợn H1N1 để bảo vệ cơ thể vào mùa cúm. Vì vậy trẻ nhỏ cũng dễ mắc bệnh hơn. 

4. Phương pháp điều trị bệnh cúm lợn (H1N1)

Hiện nay, y học thế giới vẫn chưa nghiên cứu ra cách chữa cho bệnh cúm lợn H1N1. Người bệnh có thể làm để giảm bớt mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Từ đó rút ngắn thời gian bị bệnh của bạn. Phương pháp điều trị bệnh cúm lợn (H1N1), bao gồm liệu pháp không kê đơn, uống thuốc và thay đổi lối sống. 

Liệu pháp không kê đơn

Có hàng tá lựa chọn để giúp bạn đối phó với các triệu chứng của bệnh cúm. Các triệu chứng không khác biệt so với cúm theo mùa và có thể được kiểm soát bằng thuốc không kê đơn. Các loại thuốc thường dùng là thuốc giảm đau và giảm sốt với thuốc thông mũi, thuốc chống dị ứng và đôi khi là thuốc giảm ho.

Sử dụng các loại thuốc kê đơn

Có một số loại thuốc theo toa có thể giúp điều trị cúm lợn. Chúng được gọi là thuốc kháng vi-rút. Các loại thuốc chống vi-rút được sử dụng để chống lại cúm theo mùa cũng có thể được sử dụng để chống lại cúm lợn. Cụ thể là:

Tamiflu là thuốc chống vi-rút được kê toa phổ biến nhất cho bệnh cúm. Nếu Tamiflu được sử dụng trong vòng 48 giờ đầu tiên kể từ khi xuất hiện triệu chứng, nó có thể rút ngắn thời gian mắc bệnh và giảm bớt mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.

tamiflu

Tamiflu là loại thuốc điều trị bệnh cúm phổ biến (Nguồn: Internet)

Các thuốc chống siêu vi khác bao gồm Relenza, Rapivab và Xofluza. Tamiflu được dùng bằng đường uống dưới dạng thuốc viên hoặc dịch lỏng. Relenza là một loại thuốc hít, Rapivab là thuốc tiêm tĩnh mạch và Xofluza được dùng bằng đường uống.

Sử dụng các bài thuốc nam chữa và ngăn ngừa cúm

Các loại thảo dược thiên nhiên cũng có thể ngăn ngừa cúm hiệu quả. Một số thảo dược thường được sử dụng để giảm triệu chứng cúm là đông trùng hạ thảo, quế, mật ong. Nếu bạn có bất kỳ loại bệnh mãn tính nào, hãy nói chuyện với bác sĩ chăm sóc sức khỏe của bạn trước khi sử dụng bất kỳ thảo dược nào để đảm bảo rằng chúng sẽ không làm căn bệnh cúm lợn xấu đi. 

Các biện pháp thay đổi lối sống 

Bên cạnh điều trị căn bệnh bằng thuốc, người bệnh cũng cần thay đổi một số thói quen để hỗ trợ chữa bệnh:

- Hãy chắc chắn rằng bạn nghỉ ngơi đầy đủ để cơ thể bạn có thể chống lại virus cúm. Hãy chắc chắn uống nhiều nước và bổ sung nước điện giải - Đây là những lựa chọn tốt nhất để giữ nước. 

- Chạy máy tạo độ ẩm trong phòng bạn giúp thở dễ dàng hơn nếu bạn bị tắc nghẽn hoặc bị ho hoặc đau họng.

- Khi bị cúm sốt, bạn nên nghỉ học và nghỉ làm ở nhà để chữa bệnh, tránh cho lây nhiễm. Cúm lợn H1N1 có thể lây nhiễm sớm nhất là 24 giờ trước khi các triệu chứng bắt đầu. Nó thường kéo dài khoảng một tuần nhưng có thể lâu hơn. 

5. Biến chứng của bệnh cúm lợn (H1N1)

Hầu hết những người bị cúm lợn phục hồi trong vòng vài ngày đến hai tuần sau khi có triệu chứng đầu tiên, nhưng một số người có thể bị biến chứng. 

Biến chứng H1N1 rất có thể xảy ra nếu bạn:

- Đang mang thai 

- Trẻ hơn 5 tuổi 

- Người già trên 65 tuổi mắc bệnh mãn tính như hen suyễn, khí phế thũng, tiểu đường hoặc bệnh tim

Nếu bạn bị cúm lợn quá lâu, các biến chứng tiềm ẩn là:

- Viêm phổi 

- Viêm phế quản 

- Nhiễm trùng tai 

- Co giật 

- Suy hô hấp  

6. Phòng tránh bệnh cúm lợn (H1N1)

Để phòng tránh bệnh cúm lợn (H1N1), tất cả mọi người đều phải tiêm phòng cúm hàng năm khi từ 6 tháng tuổi trở lên.  Vắc-xin cúm lợn bảo vệ chống lại vi-rút gây ra cúm lợn và một hoặc hai loại vi-rút khác phổ biến nhất trong mùa cúm.

tiem-vac-xin

Tiêm phòng là cách phòng tránh bệnh hiệu quả nhất (Nguồn: Internet)

Vắc-xin có sẵn dưới dạng thuốc tiêm hoặc thuốc xịt mũi. Thuốc xịt mũi được chấp thuận cho sử dụng ở những người khỏe mạnh từ 2 đến 49 tuổi không mang thai. Thuốc xịt mũi không được khuyến cáo cho một số đối tượng chẳng hạn như phụ nữ mang thai, trẻ em từ 2 đến 4 tuổi bị hen suyễn hoặc thở khò khè và những người bị tổn thương hệ thống miễn dịch.

Ngoài biện pháp tiêm phòng vắc xin cúm lợn, bạn nên phòng ngừa bằng các cách tại nhà như sau:

- Rửa tay kỹ và thường xuyên. Sử dụng xà phòng và nước, hoặc nếu chúng không có sẵn, hãy sử dụng chất khử trùng tay tiện lợi  trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

- Che miệng và mũi khi bạn hắt hơi hoặc ho. 

- Đeo khẩu trang nếu bạn có. 

- Để tránh làm nhiễm bẩn tay, ho hoặc hắt hơi vào khăn giấy hoặc phía trong của khuỷu tay.

- Tránh tiếp xúc với mọi người. 

- Tránh xa đám đông để tránh lây nhiễm bệnh. 

7. Người bị cúm lợn (H1N1) nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Các thực phẩm tốt cho người bị cúm lợn (H1N1)

- Thực phẩm giàu protein, như thịt, gà, trứng, cá, sữa, đậu, các loại hạt, hạt và thực phẩm có nguồn gốc từ đậu nành.

- Rất nhiều trái cây màu cam tươi (cà rốt, bí ngô, mơ và xoài) và rau xanh (rau bina và bắp cải). Các vitamin A trong những thực phẩm này giúp tăng cường màng hô hấp. 

- Thực phẩm giàu vitamin C như ớt, rau bina, trái cây họ cam quýt, quả mọng và đậu Hà Lan, có đặc tính chống vi-rút.

- Thịt bò, trứng và hải sản (đặc biệt là cua, sò và cá mòi) cung cấp kẽm, giúp hình thành các kháng thể để chống lại sự lây nhiễm của cúm lợn.

thuc-pham-protein

Thực phẩm giàu protein rất tốt cho người bị nhiễm vi rút H1N1 (Nguồn: Internet)

- Ngũ cốc nguyên hạt và hạt bí ngô, cũng tạo ra kháng thể chống lại cúm lợn. 

- Táo, rau bina và các loại rau xanh khác bổ sung chất sắt trong cơ thể.

- Tỏi bổ sung allicin kháng viêm cho cơ thể.

- Trà thảo mộc với các thành phần hoa cúc, lá bạc hà.

Hãy đưa những thực phẩm lành mạnh này vào chế độ ăn uống của bạn để tăng cường khả năng miễn dịch và tránh cúm lợn.

Các thực phẩm nên kiêng khi bị bệnh cúm lợn (H1N1)

- Tránh các thực phẩm từ bên ngoài hoặc thức ăn đường phố trong khi bạn bị cúm. 

- Ngoài ra, tránh các thực phẩm và đồ uống có đường vì quá nhiều đường có thể gây tiêu chảy và khiến bạn bệnh nặng hơn.

- Không ăn thực phẩm đóng hộp hoặc thực phẩm chế biến dưới mọi hình thức trong khi bạn đang bị cúm. 

Trên đây là thông tin về căn bệnh cúm lợn (H1N1) dành cho bạn đọc của Suckhoehangngay. Mùa lạnh cũng là lúc các chủng vi rút cúm phổ biến hơn. Vì vậy bạn nhất định phải tìm hiểu kĩ dấu hiệu bệnh và cách phòng ngừa. 


Tác giả: Quỳnh Anh