Cúm gia cầm (H5N1): triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa

Cúm gia cầm (H5N1): triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa
Cúm gia cầm (H5N1) không chỉ gây bệnh ở các loại gia cầm mà còn có khả năng cao lây sang người. Dịch cúm H5N1 gây ra nhiều triệu chứng bệnh nguy hiểm và lây lan nhanh chóng. Nếu bạn vẫn chưa hiểu rõ về căn bệnh này, hãy tìm hiểu ngay vì nguy cơ bệnh có thể đến bất kỳ lúc nào.

1. Cúm gia cầm (H5N1) là gì?

Cúm gia cầm là một bệnh nhiễm virut có thể lây nhiễm không chỉ ở gia cầm, mà cả con người và các động vật khác. Hầu hết các dạng của virus được giới hạn ở các loài gia cầm. H5N1 là dạng cúm gia cầm phổ biến nhất. Nó gây tử vong cho gia cầm và có thể dễ dàng ảnh hưởng đến con người và các động vật khác tiếp xúc với người mang mầm bệnh. 

cum-gia-cam-la-gi

Cúm gia cầm (H5N1) phát hiện lần đầu vào năm 1997 (Nguồn: Internet)

Theo Tổ chức Y tế thế giới, H5N1 được phát hiện lần đầu tiên ở người vào năm 1997 và đã gây tử vong hàng loạt ở những người nhiễm bệnh. Hiện tại, virus chưa được phát hiện là lây lan qua tiếp xúc giữa người với người. Tuy nhiên, một số chuyên gia lo ngại rằng H5N1 có thể gây nguy cơ trở thành mối đe dọa đại dịch cho con người.

2. Triệu chứng của bệnh cúm gia cầm (H5N1)

Một người bị H5N1 sẽ phát triển các triệu chứng nghiêm trọng. Thời gian ủ bệnh là từ 2 đến 8 ngày và có thể mất tới 17 ngày. Thời gian ủ bệnh lâu hơn so với bệnh cúm mùa ở người. Các triệu chứng ban đầu bao gồm sốt cao, trên 38 độ C, suy đường hô hấp dưới và ít gặp hơn là các triệu chứng suy đường hô hấp trên.

sot-cum-ga

Triệu chứng phổ biến nhất là sốt cao (Nguồn: Internet)

Các dấu hiệu và triệu chứng sau đây có thể xảy ra:

- Ho, thường bị khô giọng, khàn 

- Sốt cao, trên 38 độ C. 

- Bị nghẹt hoặc chảy nước mũi

- Đau xương, khớp và cơ bắp

- Chảy máu mũi

- Tức ngực

- Có mồ hôi lạnh và ớn lạnh 

- Mệt mỏi 

- Đau đầu 

 - Ăn mất ngon 

- Khó ngủ 

 - Đau dạ dày

- Chảy máu nướu

Một số bệnh nhân bị viêm phổi và khó thở. Điều này xảy ra khoảng 5 ngày sau khi các triệu chứng đầu tiên xuất hiện. Tình trạng của bệnh nhân có thể xấu đi nhanh chóng, dẫn đến viêm phổi, suy đa tạng và tử vong.

3. Nguyên nhân của bệnh cúm gia cầm (H5N1)

Nguyên nhân của bệnh cúm gia 

Cúm gia cầm xuất hiện tự nhiên ở chim nước hoang dã và có thể lây sang gia cầm, như gà, gà tây, ngan, vịt và ngỗng. Bệnh lây truyền qua tiếp xúc với phân của chim bị nhiễm bệnh hoặc dịch tiết ra từ mũi, miệng hoặc mắt. Chợ ngoài trời, nơi trứng và gia cầm được bán trong điều kiện đông đúc và mất vệ sinh, là nơi lây nhiễm bệnh và có thể truyền bệnh sang cộng đồng.

Thịt gia cầm chưa nấu chín hoặc trứng từ gia cầm bị nhiễm bệnh có thể truyền bệnh cúm gia cầm. Thịt gia cầm chỉ an toàn nếu được nấu chín. Trứng nên được nấu cho đến khi lòng đỏ và lòng trắng đều.

Các yếu tố rủi ro khiến bạn mắc bệnh 

Yếu tố nguy cơ lớn nhất đối với cúm gia cầm  là tiếp xúc với những gia cầm bị bệnh hoặc với nơi ô nhiễm bị ô nhiễm bởi lông, nước bọt hoặc phân của chúng. Trong một số ít trường hợp, cúm gà đã truyền từ người này sang người khác. 

4. Phương pháp điều trị bệnh cúm gia cầm (H5N1)

Các loại cúm gia cầm khác nhau có thể gây ra các triệu chứng khác nhau. Vì vậy, phương pháp điều trị có thể khác nhau. Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ sẽ đề nghị bệnh nhân điều trị bằng thuốc kháng vi-rút như oseltamivir (Tamiflu) hoặc zanamivir (Relenza). Đây là hai loại thuốc có thể giúp giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Tuy nhiên, thuốc phải được uống trong vòng 48 giờ sau khi các triệu chứng xuất hiện đầu tiên. Vi-rút gây ra dạng cúm gia cầm ở người có thể phát triển đề kháng với hai dạng thuốc chống vi-rút phổ biến nhất là amantadine và rimantadine (Flumadine). Bạn không nên tự ý sử dụng loại thuốc  để điều trị bệnh.

tiem-phong-cum

Bạn cần tiêm phòng cúm mùa hàng năm (Nguồn: Internet)

Khi bạn nhiễm bệnh, Gia đình bạn hoặc những người khác tiếp xúc gần gũi với bạn cũng có thể được kê đơn thuốc chống siêu vi như một biện pháp phòng ngừa, ngay cả khi họ không bị bệnh. Bạn sẽ được cách ly để tránh lây lan vi rút  sang người khác. 

Ngoài việc dùng thuốc, các bác sĩ cũng khuyên bệnh nhân:

- Nghỉ ngơi 

- Uống nhiều nước

- Bổ sung nguồn dinh dưỡng lành mạnh, tránh suy nhược cơ thể

Các biến chứng, như viêm phổi do vi khuẩn, thường gặp ở bệnh nhân mắc H5N1. Những bệnh nhân này sẽ cần thêm hỗ trợ máy thở nếu bệnh nặng hơn. 

5. Biến chứng của cúm gia cầm (H5N1)

Những người bị cúm gia cầm có thể bị các biến chứng đe dọa tính mạng, bao gồm:

- Viêm phổi 

- Đau mắt đỏ (viêm kết mạc) 

- Suy hô hấp 

- Rối loạn chức năng thận

- Vấn đề về tim

Mặc dù cúm gia cầm có thể giết chết hơn một nửa số người mắc bệnh, nhưng số người tử vong vẫn còn thấp vì rất ít người bị cúm gà và dịch bệnh đã được kiểm soát. Trong khi đó, bệnh cúm theo mùa là nguyên nhân gây ra hàng ngàn ca tử vong mỗi năm trên khắp thế giới.

6. Phòng tránh bệnh cúm gia cầm (H5N1)

Hiện nay, vắc - xin ngừa cúm gia cầm chưa được phổ biến rộng rãi và vẫn đang được nghiên cứu. Vì vậy, bạn nên tiêm phòng bệnh cúm mùa hàng năm để hạn chế nguy cơ bệnh cúm gia cầm (H5N1). Nó sẽ không bảo vệ bạn hoàn toàn khỏi cúm gia cầm, nhưng nó có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm đồng thời với virus cúm gia cầm và người.

nau-ga

Nên nấu chín thịt gia cầm trước khi ăn (Nguồn: Internet)

Để phòng ngừa bệnh, bạn cần phải lưu ý những điều sau:

- Rửa tay. Đây là một trong những cách đơn giản nhất và tốt nhất để ngăn ngừa nhiễm trùng các loại. Sử dụng chất khử trùng tay chứa cồn là tốt nhất. Đặc biệt phải rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. 

- Nấu chín gia cầm trước khi ăn, để tránh bị nhiễm khuẩn salmonella hoặc vi khuẩn có hại khác.

- Tránh các thực phẩm có chứa trứng sống hoặc chưa nấu chín.  

- Ho vào khuỷu tay hoặc khăn giấy. Nếu bạn ho vào tay và sau đó chạm vào vật phẩm nào đó, người khác có thể nhiễm vi rút từ vật phẩm đó.

- Những người bị bệnh nên tránh xa những nơi công cộng và tránh tiếp xúc với mọi người nếu có thể.

7. Người bị cúm gia cầm nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Thực phẩm dành cho bạn khi bị cúm gia cầm

Súp gà: Súp gà cung cấp cho cơ thể bạn chất sắt và protein, và bạn cũng sẽ có được chất dinh dưỡng từ cà rốt, thảo mộc và cần tây - những thành phần chính của súp.

Tỏi: Tỏi có khả năng miễn dịch, giảm mức độ nghiêm trọng của triệu chứng.

Sữa chua: Sữa chua không chỉ có thể giúp làm dịu cơn đau họng mà còn có thể tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn. Sữa chua cũng chứa protein.

Trái cây chứa vitamin C: Vitamin C là một chất dinh dưỡng quan trọng đối với hệ thống miễn dịch của bạn, đặc biệt quan trọng khi bạn bị bệnh cúm. Một số loại trái cây chứa nhiều vitamin C bao gồm dâu tây, cà chua và trái cây có múi.

trai-cay

Trái cây có vitamin C sẽ nâng cao đề kháng cho cơ thể (Nguồn: Internet)

Rau: Rau bina, cải xoăn và các loại rau lá xanh khác cũng có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn khi bạn bị cúm. Chúng có cả vitamin C và vitamin E , một chất dinh dưỡng tăng cường miễn dịch khác.

Bông cải xanh: Bông cải xanh là một nguồn năng lượng dinh dưỡng có thể mang lại lợi ích cho cơ thể bạn khi bạn bị cúm. Ăn chỉ một khẩu phần sẽ cung cấp vitamin C và E tăng cường miễn dịch, cùng với canxi và chất xơ.

Bột yến mạch: Bột yến mạch, giống như các loại ngũ cốc nguyên hạt khác, cũng là một nguồn vitamin E tăng cường miễn dịch tự nhiên. Nó cũng chứa chất chống oxy hóa polyphenol cũng như chất xơ beta-glucan tăng cường miễn dịch. 

Thực phẩm cần tránh khi bị cúm gia cầm 

 Rượu: rượu làm giảm hệ thống miễn dịch của bạn và gây mất nước. 

Đồ uống có cồn: Các đồ uống như cà phê, trà đen và soda có thể khiến bạn mất nước nhiều hơn. Thêm vào đó, nhiều loại đồ uống này có thể chứa đường. 

Thực phẩm cứng: Bánh quy giòn, khoai tây chiên và thực phẩm cứng có thể làm nặng thêm cơn ho và đau họng.

Thực phẩm chế biến:  Khi bị cúm, cơ thể bạn đang cố gắng tự chữa lành, vì vậy điều quan trọng là phải hỗ trợ quá trình này bằng các thực phẩm toàn phần, bổ dưỡng thay vì đồ hộp.



Tác giả: Quỳnh Anh