Công dụng của cây rau mùi: Tận dụng từ gốc đến ngọn

Công dụng của cây rau mùi: Tận dụng từ gốc đến ngọn
Công dụng của cây rau mùi từ xưa đến nay đều được nhân dân biết đến là một loại thuốc chữa bách bệnh. Ta có thể tận dụng tất cả các bộ phận của cây rau mùi để chữa các loại bệnh khác nhau.

Công dụng của cây rau mùi từ xưa đến nay đều được nhân dân biết đến là một loại thuốc chữa bách bệnh. Ta có thể tận dụng tất cả các bộ phận của cây rau mùi để chữa các loại bệnh khác nhau.

Công dụng của cây rau mùi từ xưa đến nay đều được nhân dân biết đến là một loại thuốc chữa bách bệnh. Ta có thể tận dụng tất cả các bộ phận của cây rau mùi để chữa các loại bệnh khác nhau.

Rau mùi là một vị thuốc chữa bệnh vì trong nó có chứa tinh dầu, quả của rau mùi sau khi chín được phơi hay sấy khô để làm thuốc.

Mùi thơm của rau mùi rất dễ chịu, các món nộm và salad hay sử dụng rau mùi để tạo thêm hương vị. Các món súp, canh hay các loại nước sốt cũng tận dụng mùi thơm của lá mùi này để trang trí và làm gia vị.

Công dụng của cây rau mùi: Tận dụng từ gốc đến ngọn - Ảnh 1.

Công dụng của cây rau mùi: Tận dụng từ gốc đến ngọn (Ảnh: Internet)

Sau đây là những công dụng của cây rau mùi từ gốc đến ngọn:

    1. Công dụng của lá rau mùi

- Chống viêm: Hàm lượng axit béo omega 3 và omega 6 có nhiều trong rau mùi giúp cơ thể chống được các bệnh viêm nhiễm. Chất diệp lục trong rau mùi giúp bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn, các bệnh nhiễm trùng do nấm và vi khuẩn.

- Tăng cường hệ miễn dịch: Hệ miễn dịch được tăng cường vì trong rau mùi có chứa vitamin A, C. Các loại vitamin này hỗ trợ và thúc đẩy hệ thống khỏe mạnh.

Công dụng của cây rau mùi: Tận dụng từ gốc đến ngọn - Ảnh 2.

Lá rau mùi chứa chất có lợi cho hệ tim mạch, tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa ung thư. Ảnh: Internet

- Bảo vệ mắt, giúp mắt sáng: Rau mùi được mệnh danh như là một loại thảo dược cho mắt bởi hàm lượng beta carotene và các chất chống oxy hóa trong nó. Những chất này giúp bạn có đôi mắt khỏe mạnh hơn, cải thiện thị lực cho những người đang gặp vấn đề về mắt. Không chỉ có vậy, rau mùi có công dụng làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về mắt như thoái hóa điểm vàng hay đục thủy tinh thể.

- Hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu: Một nghiên cứu làm khảo sát trên những người bị tiểu đường có sử dụng rau mùi trong một khoảng thời gian vài tháng cho thấy một kết quả khả quan. Lượng đường trong máu của những người đó giảm đáng kể và giữ ở mức ổn định. Kết quả nghiên cứu cho thấy một tương lai sử dụng rau mùi cho phòng chống tiểu đường và kiểm soát đường huyết.

- Giúp xương chắc khỏe: Rau mùi được xem là một nguồn cung cấp canxi hoàn hảo cho quá trình hình thành và bảo vệ xương chắc khỏe.

- Bảo vệ tim mạch: Hệ tim mạch cũng được bảo vệ nếu bạn tiêu thụ rau mùi thương xuyên bởi loại rau này giúp thanh lọc máu và loại trừ axit amin gây hại cho tim và mạch máu. Rau mùi cũng có thể ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ và đau tim.

- Giúp bạn có giấc ngủ ngon: Rau mùi là loại thảo mộc giúp điều hòa thần kinh, giúp bạn có giấc ngủ sâu và ngon. rau mùi được sử dụng như một loại thảo mộc thiên nhiên có tác dụng làm dịu thần kinh, hỗ trợ giấc ngủ sâu và an toàn.

- Phòng chống ung thư: Các chất chống oxy hóa trong rau mùi được chứng minh làm giảm nguy cơ ung thư bởi nó làm giảm sự mất cân bằng trong các tế bào.

- Giúp loại bỏ kim loại nặng trong cơ thể: Những kim loại nặng như thủy ngân, nhôm và các chất độc khác tồn tại trong cơ thể gây hại. Rau mùi là một trong số ít thực phẩm có thể loại bỏ những kim loại nặng đó.

Công dụng của cây rau mùi: Tận dụng từ gốc đến ngọn - Ảnh 3.

Làn da có mụn có thể sử dụng nước ép rau mùi rửa mặt để tiêu viêm (Ảnh: Internet)

- Tạm biệt làn da mụn: Nước ép rau mùi sử dụng để rửa mặt hay giã nát rau mùi đắp lên vết mụn bọc, mụn mủ giúp kháng viêm và nhanh xẹp mụn.

2. Công dụng của hạt mùi đối với sức khỏe

Hàm lượng tinh dầu trong quả mùi là 0.8-1.8%, hàm lượng của các loại dầu béo là 20-22%. Rau mùi được trồng ở Việt Nam có lanalol trong tinh dầu cao. 

Tinh dầu hạt mùi có màu vàng nhạt, lỏng, có mùi thơm. Tinh dầu hạt mùi được sử dụng chính trong làm thuốc, hương liệu, các kỹ nghệ thực phẩm. 

Trong tinh dầu hạt mùi có chứa phần lớn là linalol, sử dụng ngoài da để chữa nấm và kháng nấm. Hạt mùi cũng có tác dụng lợi tiệu và hạ huyết áp, điều này cũng đã có nghiên cứu ghi nhận. 

3. Các bài thuốc dân gian phát huy công dụng của cây rau mùi

Hạt mùi có công dụng kháng khuẩn, ngừa viêm nên được sử dụng trong tắm gội, làm sạch da. Từ người lớn đến trẻ em đều có thể sử dụng loại thảo mộc này để tránh một số bệnh truyền nhiễm. 

Thành phần hoạt chất của hạt mùi phần lớn là các tinh dầu,vitamin A, B, và sắt. Hạt mùi có vị cay, tính ấm. Đông y dùng làm thuốc bổ tì vị, kích thích tiêu hóa, chống đầy hơi, làm mạnh dạ dày, lợi tiểu, hạ sốt, giải cảm, chữa ho, ngạt mũi.

3.1. Sử dụng hạt mùi làm nước tắm

Các mẹ thường dùng nước tắm hạt mùi để chống sởi cho các bé bởi hạt mùi nấu nước có công dụng diệt khuẩn rất tốt. 

Ngoài ra, hạt mùi được dùng để trị cảm cúm: sắc nước hạt mùi uống 2 lần một ngày, triệu chứng của cảm cúm như nhức đầu, sổ mũi giảm hiệu quả và an toàn. 

Người lớn cũng có thể sử dụng nước tắm hạt mùi để làm sạch da, tạo mùi thơm cho cơ thể. 

3.2. Chữa sởi ở trẻ

Công dụng của cây rau mùi: Tận dụng từ gốc đến ngọn - Ảnh 4.

Hạt mùi có công dụng kháng khuẩn và diệt khuẩn tốt nên được mẹ tin dùng để chữa sởi cho bé (Ảnh: Internet)

- Bôi ngoài da: Sử dụng thân lá và hạt rau mùi sắc lấy nước, không sắc lâu và massage tay chân và toàn thân của trẻ. Xoa theo thứ tự lưng trước, bụng sau, trên trước và dưới sau để trẻ không bị nhiễm lạnh. Dân gian còn dùng quả mùi để chữa sởi: giã nhỏ quả, ngâm với rượu và xoa khắp cơ thể, sởi sẽ mọc đều. 

- Nước uống: Nước hạt mùi, lượng 12g sắc nuớc uống trong ngày 1 - 2 lần.

3.3. Chữa các bệnh đường tiêu hóa

- Trị bệnh trĩ: Sử dụng 100g hạt mùi, rang đến khi thấy mùi thơm sau đó xay mịn. Dùng bột xay mịn đó hòa với rượu, uống lúc đang đói. 

- Trị bệnh tiêu chảy, đi ngoài ra máu: hạt mùi rang thơm, dùng cối giã nhỏ và pha với nước sôi uống hàng ngày. 

4. Những lưu ý khi dùng rau mùi và hạt mùi

Tinh dầu trong hạt mùi có thể gây kích ứng da vì nồng độ tinh dầu cao, vì vậy nếu tiếp xúc với lá và hạt mùi thường xuyên, hãy sử dụng găng tay để tránh da bị kích ứng. 

Tác giả: Thanh Y