Tác dụng của cây hẹ đối với sức khỏe

Tác dụng của cây hẹ đối với sức khỏe
Hẹ không chỉ là một loại cây gia vị trong nhiều món ăn mà còn là một vị thuốc quý, giàu dược tính, được dùng làm thuốc chữa nhiều loại bệnh. Ở bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về tác dụng của cây hẹ đối với sức khỏe.

1. Mô tả về cây hẹ

Hẹ (tên gọi khác là khởi dương thảo, cửu thái tử, cửu thái), tên khoa học là Allium ramosum, thuộc họ Hành, là một loại cây thân thảo. Cây hẹ có chiều cao từ 20 - 40 cm, mọc trên mặt đất, rễ chùm, lá có màu xanh lục, hoa màu trắng và có thể sống lâu năm. 

Hẹ thường mọc thành từng bụi, sinh sản vô tính bằng cách tách chồi và là loại cây rất dễ trồng. 

Mùi vị của hẹ được mô tả là trung gian giữa hành tăm và tỏi. Hẹ được trồng để thu hoạch làm món ăn hoặc làm thuốc. 

tác dụng của hẹ

Cây hẹ có nhiều tác dụng đối với sức khỏe con người. (Ảnh: Internet)

2. Dược tính của cây hẹ

Tây y

Trong 1 kg lá hẹ chứa:

- 263 mg canxi

- 89 mg vitamin C

- 20 mg vitamin A

- 5- 30 g đường

- 5 - 10 g đạm

- 212 mg phốt pho

- Các chất xơ

Khi ăn 86 g hẹ, bạn sẽ thu được 25 calo năng lương, 5,1 g glucid, 1,9 g protid. Chất xơ trong hẹ làm tăng tính nhạy cảm với insulin, qua đó làm giảm mỡ máu, giảm đường huyết, bảo vệ tuyến tụy và ngăn ngừa xơ vữa động mạch. Chất Odorin trong hẹ là một chất kháng sinh cực mạnh chống tụ cầu và bảo vệ cơ thể khỏi các vi khuẩn khác. 

Đông y

Trong Đông y, hẹ được coi là một vị thuốc cho tác dụng tốt nhất vào mùa xuân. Hẹ có vị chua, hơi cay, tính ấm, có tác dụng tán huyết, cầm máu, giải độc, bổ thận, tráng dương. 

Hẹ kỵ với thịt trâu và mật ong. Người mắc các chứng âm hư hỏa vượng, vị hư có nhiệt không nên sử dụng hẹ lâu dài. 

Tác dụng của hẹ đối với sức khỏe

1. Tác dụng của hẹ với các bệnh đường hô hấp

- Trị cảm sốt, ho ở người lớn, trẻ em (tuỳ từng đối tượng mà cách sử dụng khác nhau): rửa sạch một nắm rau hẹ, cắt khúc nhỏ trộn với ít đường phèn, chỉ nên hấp trong nồi cơm hoặc chưng cách thủy, không nên đun sôi bởi sẽ làm mất tác dụng của rau hẹ, để nguội, người lớn ăn cả nước và cái, trẻ em uống nước. 

- Trị hen suyễn cấp: dùng nước cốt ép từ 10 g củ hẹ hoặc 20g lá hẹ. 

- Đau, sưng họng: nhai lá hẹ tươi với vài hạt muối. Hoặc rau hẹ tươi 10 - 12g, nghiền lấy nước.

2. Tác dụng của hẹ với các bệnh về đường tiêu hoá

Ảnh 2.

Sử dụng hẹ để chữa các bệnh tiêu hoá (Ảnh: Internet)

- Chảy máu cam, đi lỵ ra máu: củ hay lá tươi giã nát lấy nước uống.

- Đại tiện lỏng mạn tính: ăn liên tục rau hẹ xào hoặc canh rau hẹ , tốt nhất vào mùa đông, xuân.

- Trĩ: giã hẹ xào nóng, bọc vải xô, chườm trong lúc còn nóng. 

- Táo bón: rang hạt hẹ đến khi vàng, sau đó giã nhỏ. Hoà hạt hẹ đã giã vào nước sôi, mỗi lần uống 5g, ngày 2 lần.

3. Tác dụng của hẹ với các bệnh thận tiết niệu thường gặp

- Trị chứng đái dầm ở trẻ em: Dùng nước rễ hẹ để nấu cháo, thêm chút đường cho dễ ăn, ăn nóng. Dùng liên tục từ 10-15 ngày. 

- Tiểu đêm nhiều lần: Phơi khô các nguyên liệu sau: lá hẹ, dây tơ hồng xanh, ngũ vị tử, phúc bồn tử, kỷ tử, nữ trinh tử mỗi vị 40g. Sau đó, tán hỗn hợp thành bột, mỗi lần uống 6g, ngày 2 lần với nước ấm.

- Mộng tinh, tiểu són: nấu cháo đặc với hạt hẹ, ăn liên tục 5 ngày. 

4. Các trường hợp khác

- Khí hư ra nhiều: ăn cháo hẹ 1 tuần hoặc dùng nghiền hạt hẹ trộn với mật ong, vo viên bằng hạt đậu, ngày uống vài chục viên.

- Phụ nữ sau đẻ hay bị chóng mặt: Giã nhỏ củ hẹ và hành tăm, mỗi loại 10g, trộn dấm. Nướng viên gạch cho đỏ, đổ hẹ và hành lên, xông hơi.

- Đau răng: giã nhỏ 1 nắm hẹ gồm cả lá và rễ, cố định vào chỗ đau, làm liên tục cho đến khi khỏi.

- Ra mồ hôi trộm: lá hẹ tươi 200g, thịt rắn 100g. Hai thứ cùng hấp chín, nêm gia vị, ăn hằng ngày.

- Chai chân: giã nát hỗn hợp gồm lá hẹ 40g, lá gai 10g, hạt gấc 2 hạt.

- Bắt côn trùng chui vào tai: lấy nước rau hẹ nhỏ vào tai, mùi hăng của hẹ khiến côn trùng chui ra ngoài.

- Rôm sảy: Lấy 60g rễ hẹ, sắc lấy nước uống

- Càng cua chín mé (nhiễm trùng sưng tấy ở đầu móng tay, móng chân): Dùng cả cây hẹ, giã nát, xào rượu chườm, băng, bó lại vết sưng. Thay băng nhiều lần



Tác giả: Thanh Y