Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng, trong thịt quả cà tím chứa rất đa dạng các loại vitamin như A1, B1, B2, B3, C, E và rất nhiều loại khoáng chất thiết yếu cho cơ thể như kẽm, canxi, phốt pho, kali hay magie.
Những chất dinh dưỡng này giúp hệ cơ xương của cơ thể khỏe mạnh, tăng cường thị lực cho mắt và sức khỏe hệ miễn dịch.
Tại Viện Tim mạch Sao Paulo, các nhà khoa học đã phát hiện ra công dụng của cà tím giống như nhóm statins - chất có tác dụng giảm hàm lượng cholesterol trong máu.
Ngăn chặn các bệnh tim mạch như xơ vữa động mạch, đau tim, thanh lọc, thải độc cơ thể, nhuận gan, thông mật là những công dụng của cà tím nổi bật nhất.
Ngoài ra, lượng nước, chất xơ, khoáng chất dồi dào trong loại cà này giúp kích thích sự lưu thông máu và đảm bảo sự vận hành trơn tru của hệ tuần hoàn.
Công dụng của cà tím trong phòng và trị các chứng bệnh thông thường rất hiệu quả giúp cho cà tím trở thành sự lựa chọn tuyệt vời cho các bữa ăn của gia đình bạn.
Dưới đây là một số cách chế biến cà tím trị bệnh bạn nên tham khảo:
Với bệnh nhân viêm gan, vàng da, nên ăn liên tục nhiều ngày cơm nấu chung với cà tím thái nhỏ.
Để chữa táo bón, hãy ăn nhiều các món được chế biến với cà tím, không cụ thể một món riêng biệt nào.
Để lợi tiểu, bệnh nhân sắc hạt cà tím lấy nước uống, 2 đến 3 lần trong ngày.
Chưng cách thủy 500g cà tím cùng vài lát gừng tươi, 3 đến 4 củ tỏi. Bổ sung gia vị nước tương, muối, dầu ăn theo khẩu vị riêng.
Dùng khoảng 100-250g cà tím và nấu chín ăn ngay trong ngày, cần ăn hàng ngày nhờ tác dụng thanh nhiệt, giải độc.
Sắc cà tím lấy nước uống (giữ nguyên cả quả và cuống).
Cà tím thái nhỏ để sắc nước uống (Ảnh: Internet)
Nguyên liệu cần có bao gồm 3 quả cà tím dài, 300g thịt chay, dầu vừng, gia vị và 15ml sốt cà chua. Nhồi nhân thịt chay vào quả cà tím bổ dọc đã được bỏ lõi và ngâm nước muối.
Rán vàng 2 mặt rồi cho vào nồi om cùng hành, sốt cà chua, bột mì.
Một số lưu ý khi áp dụng công dụng của cà tím trong phòng, trị bệnh:
Cà tím có tính hàn, nếu ăn nhiều sẽ không tốt cho những người đang gặp vấn đề về dạ dày, lá lách, hay bị hen suyễn. Những người đang mắc bệnh thận cũng không nên ăn vì cà tím chứa lượng oxalate cao, nếu ăn nhiều dễ gây sỏi thận.