Theo các chuyên gia sức khỏe, mỗi cơn thèm ăn đều báo hiệu cơ thể có điều gì đó bất thường cần được quan tâm đúng mức. Trong bài viết này, chúng ta sẽ nói về 6 cảm giác thèm ăn và những gì chúng muốn biểu thị về sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn.
Thèm socola là dấu hiệu bạn đang bị thiếu magiê dẫn đến lo lắng và trầm cảm. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thèm socola cũng biểu thị lượng đường trong máu thấp, vì nó chứa nhiều năng lượng nên sẽ phục hồi lại lượng đường như ban đầu.
Mỗi ngày ăn khoảng 100-400g sô cô la đen sẽ cải thiện chứng trầm cảm mà không cần dùng thuốc. Tuy nhiên sô cô la thông thường không phải là sô cô la đen. Hãy xem vỏ bao bì và mua sô cô la không sữa và chứa hơn 70% thành phần ca cao.
Theo quan niệm Đông y, vị ngọt vào lá lách, vị ngọt có tác dụng nuôi dưỡng lá lách và dạ dày, nhưng những người ăn ngọt nhiều thường gặp vấn đề với sự lá lách hư yếu.
Đọc thêm:
- Kết hợp đậu phụ với 5 thực phẩm này, dinh dưỡng tăng gấp đôi
Ngoài ra, nếu thấy mình thèm đồ ngọt, bạn có thể đang bị thiếu ngủ. Tình trạng thiếu ngủ không chỉ khiến việc giảm cân khó khăn hơn mà còn làm bạn mệt mỏi và thèm đường
Các chuyên gia khuyến cáo chúng ta nên chọn ngũ cốc, trái cây và rau quả có hàm lượng đường thấp thay cho đồ ngọt chẳng hạn như khoai mỡ, ngó sen, bí ngô, khoai lang, ngô, đậu, táo, dứa, kiwi, v.v. Một số loại trái cây khô như nho khô cũng có thể giúp bạn thỏa cơn thèm.
Lý do đầu tiên và quan trọng nhất khiến bạn thèm uống trà hoặc cà phê là quá trình cung cấp nước cho cơ thể. Nó thường xảy ra để đáp ứng nhu cầu hàng ngày của 2-2,5l chất lỏng mà cơ thể cần và điều này thường kết thúc bằng việc uống trà hoặc cà phê.
Một lý do khác là nghiện caffeine. Cách duy nhất để kiểm soát nó là giảm lượng cafein nạp vào cơ thể và uống nhiều nước hơn.
Khi thèm khoai tây chiên, bạn có thể đang thiếu carb và chất béo lành mạnh như omega-3. Khoai tây chiên thường được nêm nhiều muối nên cũng là một nguồn natri dồi dào. Vậy nên khi thèm món này, bạn có thể đang thiếu natri vì ra mồ hôi nhiều.
Để ăn khoai tây chiên lành mạnh hơn, bạn có thể tự chiên khoai ở nhà bằng dầu ô liu. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thêm cá hồi, các loại hạt và trái bơ vào chế độ ăn.
Thèm ăn cơm hay bánh mì cũng là một dấu hiệu khác của lượng đường trong máu thấp. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, năng lượng được sinh ra từ carbs, vì vậy thèm ăn carb thường là do lượng đường trong máu thấp.
Bạn nên bổ sung lượng carbs cỡ nắm tay trong mỗi bữa ăn dưới dạng bánh mì, cơm, mì ống hoặc khoai tây để duy trì mức năng lượng phù hợp.
Điều này có thể là do bạn thèm caffeine. Một lon đồ uống có ga cung cấp 30 mg caffeine, giúp bạn tỉnh táo và không bị bồn chồn. Một lý do phổ biến khác khi bạn muốn uống đồ uống có ga là do cơ thể thiếu hụt canxi. Tuy nhiên, theo Webmd, các axit photphoric trong đồ uống có ga có thể gây thiệt hại canxi và magiê từ xương, tạo ra một vòng tròn luẩn quẩn của sự suy giảm canxi và thèm uống đồ có ga. Ảnh: Abcnews.
Ngoài lượng caffeine cao, nước có ga cũng chứa rất nhiều đường nên có thể gây ra bệnh tiểu đường nếu bạn dùng trong thời gian dài. Đây là loại nước bạn cần tránh để bảo vệ sức khỏe tốt hơn. Nếu mệt mỏi, bạn có thể ăn chocolate đen hoặc uống trà vừa phải.
Nếu bạn thường xuyên cảm thấy thèm ăn, mặc dù đã ăn uống đủ các bữa trong ngày thì nhiều khả năng, nguyên nhân có thể là do một số vấn đề sức khỏe sau đây.
Khi trí não tỏ ra mệt mỏi, căng thẳng, chúng ta thường có xu hướng tìm đến đồ ăn để giải tỏa. Hooc-môn cortisol sẽ khiến bạn thèm ăn, nhất là đồ ngọt, đồ ăn nhanh. Tuy nhiên bạn cần tình táo, lấy lại bình tĩnh bằng cách uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây và rau xanh để cải thiện tình trạng này.
Việc ăn uống theo cảm xúc chính là một trong những nguyên nhân điển hình gây tăng cân. Kết quả là dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì.
Mặt khác, các tế bào mỡ cũng khiến cơ thể không còn cảm giác no do hormone leptin không sản sinh ra nhiều.
Những người mắc bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2 đều sẽ bị rối loạn lượng đường trong cơ thể, từ đó gây ra cảm giác đói và muốn nạp đồ ăn. Nếu mức đường trong máu quá thấp thì tình trạng thèm ăn sẽ xuất hiện, nhưng ăn quá mức lại vô tình khiến sức khỏe của bạn trở nên tồi tệ hơn.
Mỗi ngày, cơ thể của chúng ta cần được tiêu thụ đủ từ 2 - 2,5 lít nước. Do đó, nếu trong ngày mà bạn không bổ sung đủ nước cho cơ thể thì các độc tố sẽ không đào thải ra ngoài và khiến bạn có cảm giác đói vặt. Cần lưu ý nữa là nên uống nước lọc, tránh uống nước có đường vì điều này sẽ khiến não bị ảnh hưởng và gây ra tình trạng thèm ăn.