Cơn gò tử cung là gì? Xử lý bằng cách nào khi cơn gò tử cung xuất hiện?

Cơn gò tử cung là gì? Xử lý bằng cách nào khi cơn gò tử cung xuất hiện?
Thực tế không phải ở thời điểm nào khi cơn gò tử cung xuất hiện cũng là dấu hiệu cảnh báo mẹ sinh non, doạ sảy hay chuyển dạ. Vì vậy, hiểu đúng cơn gò khác nhau có tác dụng giúp mẹ bầu phân biệt và có biện pháp xử lý đúng cách.

Hầu hết mọi mẹ bầu trong thời gian mang thai đều lo lắng liệu cơn gò tử cung đang xuất hiện có phải những dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và thai nhi hay không? Tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây!

1. Cơn gò tử cung là gì?

Hiểu đúng cơn gò tử cung là gì có tác dụng giúp ích cho mẹ trong quá trình mang thai. Khi thai nhi trong bụng và được bao bọc bởi tử cung của người mẹ. Đa số, các trường hợp co cứng tử cung lại sẽ xuất hiện ở tháng cuối thai kỳ. Ngoài cảm giác bị đau thì mẹ bầu còn có thể xuất hiện cảm giác đau thắt như kỳ kinh nguyệt.

Cơn gò tử cung được hiểu đơn giản là có tác dụng giúp đẩy thai nhi vào đúng vị trí kênh sinh để có thể chuẩn bị cho quá trình chào đời diễn ra thuận lợi hơn.

Nhưng không phải chỉ ở giai đoạn chuyển dạ mẹ mới xuất hiện cơn gò tử cung mà các cơn gò tử cung này còn có thể đến sớm hơn ngay ở giai đoạn giữa thai kỳ.

2. Các cơn gò tử cung thường gặp

Các cơn gò tử cung khác nhau xảy ra, có 3 cơn gò cơ bản thường gặp mẹ bầu cần hiểu rõ để phân biệt chính xác.

2.1. Cơn gò sinh lý (Braxton – Hicks)

Đây được biết là cơn gò tử cung xuất hiện ngay lúc bà bầu mang thai ở tháng thứ 4 của thai kỳ.

Đặc điểm của cơn gò sinh lý dễ dàng nhận thấy là:

- Cơn gò xuất hiện không đều, không thường xuyên. Thời gian cơn gò cụ thể chỉ khoảng 30 giây hoặc 1 phút, không kéo dài và không có tần suất nhất định.

- Cơn gò sinh lý thường không gây đau.

- Khiến mẹ có cảm giác căng cứng bụng dưới.

- Chri cần thay đổi tư thế cơn gò sẽ biến mất.

- Thời gian cơn gò cụ thể chỉ khoảng 30 giây hoặc 1 phút, không kéo dài.

Cơn gò tử cung là gì? Xử lý bằng cách nào khi cơn gò tử cung xuất hiện? - Ảnh 2.

Hình ảnh cơn gò tử cung - Ảnh Internet

Đọc thêm:

Tìm hiểu những dấu hiệu sắp sinh trước 1 ngày mẹ bầu cần biết

11 dấu hiệu sắp sinh, mẹ bầu phải vào viện ngay kẻo không kịp

Cơn gò sinh lý còn được biết đến như là một bài tập trước cho mẹ bầu chuẩn bị tâm lý cho giai đoạn chuyển dạ thật sự.

Vì vậy, khi cơn gò sinh lý xuất hiện mẹ bầu không nên quá lo lắng mà chỉ cần dành thời gian để nghỉ ngơi hoặc thư giãn thì cơn gò sẽ biến mất.

Lưu ý, các cơn gò sinh lý sẽ xuất hiện nhiều hơn khi mẹ mệt mỏi, bị mất nước hoặc khi đi đứng nhiều.

2.2. Cơn gò tử cung sớm

Cơn gò tử cung sớm ở mẹ bầu sẽ xuất hiện từ trước tuần thai thứ 37. Đây còn có thể là dấu hiệu cảnh báo sinh non ở bà bầu.

Đặc điểm:

- Cơn gò xuất hiện đều đặn theo chu kỳ từ 10 đến 12 phút.

- Không có dấu hiệu giảm nhẹ cơn đau dù thay đổi tư thế hoặc nghỉ ngơi.

- Khiến mẹ bầu cảm thấy căng cứng bụng.

- Kèm theo cảm giác đau bụng âm ỉ và áp lực ở vùng khung chậu.

Đối với cơn gò sinh non, mẹ cần chú ý nếu kèm các triệu chứng như rỉ ối, ra máu thì nhanh chóng tới bệnh viện để kiểm tra và nhận chăm sóc sức khỏe kịp thời.

2.3. Cơn gò tử cung lúc chuyển dạ

Đối với mẹ bầu, thời gian chờ em bé chuyển dạ sẽ xuất hiện các cơn gò tử cung để đẩy em bé ra ngoài.

Đặc điểm chính của cơn gò này là có xu hướng tăng dần về cường độ, thời gian các cơn gò và khoảng cách các cơn gò gần nhau hơn.

Cơn gò chuyển dạ giai đoạn sớm

- Cơn gò chuyển dạ sớm xuất hiện thường nhẹ.

- Mẹ bầu chỉ cảm thấy căng cứng tử cung hoặc bụng dưới.

- Thời gian cơn gò sẽ kéo dài từ 30 đến 90 giây và sau đó lặp lại khoảng 5 phút trước khi tăng cả thời gian và cường độ.

Trong giai đoạn này, mẹ bầu cần chú ý các dấu hiệu chuyển dạ kèm theo như: rỉ ối, có chất nhầy màu hồng,...

Cơn gò tử cung là gì? Xử lý bằng cách nào khi cơn gò tử cung xuất hiện? - Ảnh 3.

Mẹ bầu cần nhanh chóng tới bệnh viện kiểm tra nếu cơn gò tử cung xuất hiện kèm các dấu hiệu bất thường - Ảnh Internet

Cơn gò tử cung chuyển dạ thật sự

Thời điểm này khiến những cơn gò xuất hiện nhiều hơn, lâu hơn và dày hơn so với giai đoạn trước đó. Trong giai đoạn chuyển dạ, cổ tử cung của mẹ bầu sẽ mở rộng khoảng 4 – 10cm để chuẩn bị cho em bé ra ngoài.

Không chỉ xuất hiện cơn gò đau mà còn gây ra các hiện tượng khác như:

- Đau cứng bụng và lưng.

- Mẹ bầu bị chuốt rút ở chân.

Do đó, đây là lúc mẹ bầu cần được di chuyển đến bệnh viện nhanh chóng khi cơn gò kéo dài từ 45 đến 60 giây và tần suất lặp lại từ 3 đến 5 phút 1 lần.

Có nhiều trường hợp, các cơn gò này diễn ra nối tiếp và chồng lên nhau để đẩy thai nhi ra ngoài.

3. Cơn gò tử cung có nguy hiểm không?

Lo lắng khi xuất hiện các cơn gò tử cung ở bà bầu là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết rằng các cơn gò cứng bụng không thật sự nguy hiểm. Cơn gò tử cung chỉ là phản ứng bình thường xảy ra trong thời gian mang thai.

Do đó, mẹ bầu không nên quá lo lắng khi xuất hiện cơn gò tử cung. Đối với các trường hợp xảy ra dấu hiệu bất thường kèm theo cùng cơn gò tử cung thì cần tới bệnh viện để kiểm tra và xác định chi tiết nguyên nhân gây ra tình trạng này.

4. Tại sao xuất hiện cơn gò tử cung?

Khi tử cung giãn nở và thay đổi để phù hợp với sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ. Do đó cơn co tử cung đều là hiện tượng bình thường xảy ra có tác dụng giúp tử cung co bóp để chuẩn bị cho thai nhi chào đời.

Ngoài ra, xuất hiện cơn co tử cung mới giúp thai nhi chuyển dần xuống xương chậu và cổ tử cung, đồng thời giúp thai nhi chúc đầu xuống dưới để chui ra khỏi bụng mẹ.

5. Nên làm gì khi cơn gò tử cung xuất hiện?

Tuỳ thuộc vào cơn gò tử cung xuất hiện là cơn gò tử cung xảy ra thời điểm nào sẽ có các biện pháp xử lý khác nhau nhằm bảo vệ sức khỏe mẹ và bé một cách an toàn.

- Đối với cơn gò sinh lý, mẹ có thể sử dụng chai nước ấm được bọc trong khăn mềm và chườm lên bụng hoặc sử dụng bồn nước ấm, tắm vòi hoa sen cũng giúp mẹ dễ chịu hơn. Kèm theo đó là mẹ bầu nên có thời gian nghỉ ngơi, giữ tinh thần thoải mái.

- Đối với cơn gò có dấu hiệu chuyển dạ, mẹ bầu cần nhanh chóng nhập viện. Những trường hợp chưa đủ tháng cũng cần nhập viện lúc xuất hiện cơn gò tử cung vì có thể là dấu hiệu cảnh báo mẹ bầu sinh non.

Ngoài ra, mẹ bầu có thể thực hiện một số biện pháp giảm đau cơn gò tử cung như: vận động nhẹ nhàng, đánh lạc hướng bản thân hoặc sử dụng dầu thơm và nước ấm.

Cơn gò tử cung là gì? Xử lý bằng cách nào khi cơn gò tử cung xuất hiện? - Ảnh 4.

Mẹ bầu có thể áp dụng cách làm giảm cơn gò tử cung bằng cách đánh lạc hướng bản thân - Ảnh Internet

6. Khi nào nên gặp bác sĩ?

Để bảo vệ sức khỏe mẹ và bé an toàn, cần chú ý các dấu hiệu sau để đưa mẹ bầu tới bệnh viện kịp thời:

- Khi cơn co tử cung dồn dập, kéo dài và kèm các triệu chứng đau bụng, nôn mửa hoặc đau nhức lưng. Dấu hiệu này cảnh báo nguy cơ sảy thai hoặc đẻ non ở mẹ bầu.

- Trường hợp tử cung co thắt mạnh, lúc mạnh và yếu không theo quy luật có thể là em bé không cử động và bụng đanh nhỏ dần. Dấu hiệu này cảnh báo thai chết lưu.

- Khi cơn co tử cung xuất hiện cùng dịch âm đạo và chảy máu bất thường. Đây có thể là dấu hiệu mẹ bầu bị vỡ ối hoặc rách nhau thai. Lập tức tới bệnh viện tránh nguy hiểm tính mạng mẹ và thai nhi.

- Tử cung co thắt không theo quy luật nhưng xuất hiện kèm theo đó là máu âm đạo và không đau. Hiện tượng này có thể do nhau thai nằm sai vị trí và mẹ bầu cần được đi cấp cứu kịp thời.

- Khi tử cung trương to và cứng, ấn vào có hiện tượng đau kèm cơn co thắt không theo quy luật, mẹ bầu bị chóng mặt, nôn thì có thể do nhau thai đã rụng sớm vô cùng nguy hiểm.

Trong suốt thai kỳ, để bảo vệ sức khỏe mẹ và bé, mẹ bầu cần nắm rõ các cơn co tử cung để phân biệt và xử lý kịp thời không gây nguy hiểm tới sức khỏe mẹ và bé.

Nguồn tham khảo:

1. https://www.healthline.com/health/pregnancy/types-of-contractions#false-labor

2. https://www.webmd.com/baby/labor-signs#1


Tác giả: Nguyễn Hiền