Viêm họng liên cầu khuẩn là bệnh nhiễm trùng vi khuẩn ở cổ họng và có thể lây truyền từ người sang người. Đây là bệnh lý tương đối phổ biến, mỗi năm ở nước ta có khoảng 30 triệu ca mắc viêm họng liên cầu. Trẻ em và những người có hệ miễn dịch suy yếu là đối tượng có nguy cơ mắc liên cầu khuẩn cao nhất.
Đau cổ họng do liên cầu khuẩn thường phát triển rất nhanh, đột ngột mà không có những dấu hiệu cảnh báo rõ ràng. Cách duy nhất để kiểm tra chắc chắn xem mình có bị nhiễm viêm họng liên cầu khuẩn hay không là phải đi khám bác sĩ và làm các xét nghiệm y khoa liên quan.
Tuy nhiên, viêm họng liên cầu khuẩn có những triệu chứng đặc thù mà bạn có thể nhận ra nếu chú ý kỹ .
Vi khuẩn gây viêm họng liên cầu khuẩn được gọi là Streptococcus nhóm A thường tồn tại trong mũi và họng. Vi khuẩn này dễ dàng phát tán qua những hành vi như xỉ mũi, ho, khạc, hắt hơi, giao tiếp… làm phát tán vi khuẩn và lây lan cho người xung quanh.
Viêm họng liên cầu là bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất ở độ tuổi thiếu nhi, thiếu niên. Khả năng lây truyền bệnh là rất cao vì các em trong độ tuổi này thường sinh hoạt học tập trong môi trường cộng đồng.
Bệnh nhân mắc bệnh viêm họng liên cầu khuẩn sẽ cảm thấy đau họng, khó nuốt, hơi thở nặng mùi, đau hạch cổ, amidan sưng to, đau đầu, sốt, xuất hiện các mảng đỏ và trắng ở họng. Ngoài ra, người bệnh còn chán ăn, buồn nôn, đau dạ dày, phát ban và luôn cảm thấy cơ thể mệt mỏi, yếu ớt và thiếu năng lượng.
Sốt và đau họng là biểu hiện thường gặp ở viêm họng liên cầu khuẩn. Ảnh: Internet
Khi có những triệu chứng bệnh viêm họng liên cầu bệnh nhân cần nhanh chóng đi đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị. Bệnh nhân sẽ được bác sĩ kiểm tra liên cầu bằng cách sử dụng tăm bông để lấy mẫu dịch ở phía sau họng để làm xét nghiệm.
Khi xét nghiệm cho kết quả dương tính bệnh nhân được xác định mắc viêm họng liên cầu sẽ được tiến hành điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Nếu xét nghiệm liên cầu khuẩn nhanh cho kết quả âm tính bác sĩ có thể xét nghiệm khuếch đại axit nucleic (NAAT) thay cho phương pháp cấy khuẩn cổ họng rất tốn thời gian.
Để điều trị viêm họng liên cầu trong vòng 10 ngày đầu, bác sĩ sẽ kê đơn kháng sinh như penicillin hoặc amoxicillin, cephalosporins, azithromycin. Sau sau khi bệnh nhân dùng hết liều kháng sinh, để phòng ngừa những vấn đề sức khỏe khác có thể gây ra bởi nhiễm khuẩn liên cầu, bác sĩ sẽ tiếp tục kê thêm đơn thuốc phù hợp.
Bệnh nhân cần tuân theo các hướng dẫn của bác sĩ để việc điều trị viêm họng liên cầu khuẩn đạt kết quả tốt nhất. Ảnh: Internet
Trong quá trình điều trị bệnh nhân nên được cách ly, các đồ dùng như đĩa, ly nước nên để riêng và phải rửa chúng bằng nước xà phòng ấm sau khi sử dụng. Bệnh nhân không nên dùng chung đồ ăn, nước uống, khăn giấy, khăn tắm với những thành viên khác trong gia đình.
Bệnh nhân mắc bệnh viêm họng liên cầu khuẩn cần được tĩnh dưỡng nghỉ ngơi, không nên đến lớp hoặc làm việc ở môi trường cộng đồng. Hãy đảm bảo dùng khăn giấy... để cho miệng mỗi lần hắt hơi, ho để tránh tia nước lây nhiễm vi khuẩn gây bệnh qua người khác.
Để chống mất nước bệnh nhân nên uống nhiều nước lọc nước gừng, trà có đường, hoặc sôcôla nóng. Ngoài ra, bệnh nhân mắc bệnh viêm họng liên cầu khuẩn nên tránh xa các loại nước có tính axit cao như nước cam, nước nho, nước táo, nước chanh… vì có thể khiến cổ họng khó chịu và đau nhức hơn.