Cơn đau gai cột sống thường xuất hiện ở vùng cổ đối với những bệnh nhân bị gai đốt sống cổ, gây khó khăn mỗi khi cúi, xoay, gập cổ.
Gai cột sống cổ là hiện tượng các khớp bị nhô ra ở các mỏm xương, hay bị lòi ra. Bệnh hình thành do sự tổn thương của bề mặt khớp, gây ra những cơn đau nhức cũng như sự hoạt động của xương không được trơn tru như ý muốn.
Người bệnh sẽ thấy đau nhức vùng cổ:
- Do bị gai đốt sống cổ xuất hiện, sẽ làm cho những cơn đau bất chợt, hoặc thường xuyên ở vùng gáy, vùng giữa 2 bờ xương bả vai, thái dương, sau hố mắt. Các cơn đau sẽ lan từ gáy xuống cánh tay và các ngón tay.
- Do kết quả của sự tu bổ sau khi va chạm, cọ xát. Đĩa liên sống bị hư hao và xẹp xuống, làm cho dây chằng giữa các đốt sống cổ bị chùng giãn, khiến cho các khớp phải chuyển động nhiều hơn.
- Do sự phát triển của sự hòa giá làm cho đĩa sụn và xương bị thoái hóa, mặt xương không còn bằng phẳng và xuất hiện gai.
Các cơn đau xuất hiện ở cổ còn khiến cho người bệnh sẽ gặp khó khăn trong vận động, người bệnh sẽ gặp khó khăn trong việc xoay, hay cầm nắm đồ vật. Những bệnh nhân bị nặng hơn sẽ bị teo cơ chi trên, nếu như không được điều trị kịp thời và đúng phương pháp. Ngoài ra người bệnh sẽ thấy các dấu hiệu như đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, ù tai, đi tiểu không tự chủ.
Cơn đau gai cột sống thường xuất hiện ở vùng thắt lưng đối với những bệnh nhân bị gai đốt sống thắt lưng. Gây ra những cơn đau nhức cột sống mà có thể thời gian đầu nhiều người thường chủ quan vì nghĩ đó chỉ là cơn đau lưng, nhức mỏi bình thường. Nhưng càng ngày, cơn đau sẽ trở thành mãn tính và biến chứng nghiêm trọng hơn.
Khi lớp sụn đĩa đệm giữa các đốt sống bị mất hoặc giảm chức năng dẫn tới mâm đốt sống phải chịu lực quá tải, kết quả là hình thành các gai xương ngoài rìa thân đốt sống. Bệnh nhân bị gai cột sống thắt lưng thường có các biểu hiện đau nhức lan xuống chân, bệnh nặng có thể dẫn tới vẹo cột sống 1 bên, co rút cơ thắt lưng, làm giới hạn vận động.
Sụn khớp bình thường được cấu tạo chủ yếu bởi collagen, nước và proteoglycan. Khi sụn của đĩa đệm bị thoái hóa, các tế bào sụn không còn hoặc chức năng suy giảm làm cho quá trình tái tạo lại sụn bị rối loạn, làm lực phân bổ trên thân đốt sống không đồng đều, khiến cho xương mâm đốt sống phải chịu tải cao hơn, dẫn đến hình thành các gai xương ở rìa ngoài thân đốt sống.
Các gai xương có hình thô và đậm đặc. Đau có thể tập trung ở giữa thắt lưng hay lan tỏa xuống háng hay chân.
Đau có thể liên tục và kéo dài đến 6 tuần gai cột sống thắt lưng thường đau nhiều hơn khi ngồi so với khi đứng, đi và nằm. Tuy nhiên khi đứng lâu cũng gây đau nhiều hơn, tương tự như khi khiêng vật nặng và khi khom người ra trước. Thường đau sẽ trầm trọng ở vài động tác đặc biệt như khom người ra trước, xoay cột sống và khi nâng vật nặng.
Khi đĩa đệm bị xẹp thì lỗ liên hợp nơi rễ thần kinh tủy sống chui qua bị hẹp lại có thể chèn ép rễ thần kinh gây tê bì hay yếu liệt phần cơ do rễ thần kinh chi phối, khi đó gọi là bệnh lý rễ thần kinh.
Khi có những cơn đau ở các vị trí kể trên hãy nghĩ ngay đến bệnh gai cột sống và gặp bác sĩ để được kiểm tra và biết được chính xác tình trạng bệnh. Từ đó có được phương án điều trị kịp thường, tránh được biến chứng.
Theo nghiên cứu thì phần đốt sống ngực là phần ít khi xuất hiện tình trạng gai xương nhất. Các bác sĩ cho biết dấu hiệu hay biểu hiện của các cơn đau gai đốt sống ngực cũng gần tương tự với cơn đau gai đốt sống cổ.
Khi gai đốt sống phát triển ở ngực có thể khiến cho người bệnh gặp phải tình trạng đau ở đoạn giữa của 2 bả vai, phần đau này có thể là ở 2 bên xương sườn. Các cơn đau gai đốt sống ngực thường xuất hiện khi mà bạn cúi người về phía trước.