Bệnh gai cột sống bắt nguồn từ việc đĩa đệm tại giữa hai đốt sống bị thoái hóa. Do chịu ảnh hưởng bởi tuổi tác, áp lực mạnh từ việc vận động, các bao xơ đĩa đệm bị mất nước, nứt vỡ và xẹp đi. Từ đó, các đốt sống liền kề tiếp xúc trực tiếp với nhau và mòn dần do ma sát. Kéo theo đó sẽ hình thành các gai xương, gây đau và cản trở cử động của các khớp.
Cơn đau gai cột sống tăng nặng khi bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính. Tần suất xuất hiện cơn đau sẽ tăng dần trong các trường hợp sau:
- Hoạt động sai tư thế: cúi xuống bê vật nặng đột ngột, tư thế đứng sai,...
- Vận động quá sức: chơi thể thao, mang vác nặng, tập luyện quá sức
- Cơn đau tăng lên khi cơ thể phải giữ ở một vị trí bất lợi như đứng lâu hoặc ngồi lâu
- Khi bị biến chứng mà không được điều trị: gai cột sống khi không được điều trị sẽ gây ra các cơn đau mạn tính kéo dài. Lúc này gai cột sống không những xuất hiện nhiều hơn mà còn chèn ép, cọ xát tới các dây thần kinh ở cột sống từ đố gây ra hiện tượng tê bì thậm chí là liệt từ vai xuống tới tay.
Để khiến cơn đau giảm bớt và người bệnh được dễ chịu hơn, tránh ảnh hưởng lớn tới cuộc sống sinh hoạt thì bệnh nhân nên chú ý một số điều sau:
- Sử dụng thuốc giảm đau: (Paracetamol, Aspirin, Acetaminophen.. ) và thuốc kháng viêm không steroid (Ibuprofen, Diclofenac, và Naproxen). Chúng có ưu điểm là cắt đứt các cơn đau nhanh chóng chỉ sáu khoảng 30 phút sử dụng thuốc.
Tuy nhiên nếu sử dụng trong thời gian dài người bệnh rất dễ bị lệ thuộc vào thuốc tây và gặp các tác dụng phụ không mong muốn ảnh hưởng đến gan, thận, dạ dày. Chính vì vậy hoạt động mua bán và chỉ định thuốc tân dược đều phải rất thận trọng, người bệnh chỉ nên dùng thuốc khi có sự chỉ định và giám sát của bác sĩ chuyên khoa.
Một số loại thuốc nam, thuốc đông y hay thuốc dân gian có thể hỗ trợ bệnh nhân giảm cơn đau gai cột sống tạ nhà. Mặc dù có tính an toàn cao và tiết kiệm được chi phí cho bệnh nhân song cần lưu ý những cách giảm cơn đau gai cột sống nói trên chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị khi bệnh còn nhẹ, việc sử dụng thuốc Tây vẫn là rất cần thiết. Nếu muốn sử dụng, tốt nhất bệnh nhân nên hỏi ý kiến của bác sĩ.
- Tích cực điều trị bệnh bằng các cách kết hợp vật lý trị liệu: Hỗ trợ điều trị gai cột sống bằng cách xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu để giúp giảm ảnh hưởng của gai. Nhưng vật lý trị liệu chỉ giảm đau được một phần nào ở phần mềm. Khi khớp bị sưng, viêm hay gai tác động lên rễ dây thần kinh não tủy thì vật lý trị liệu không có tác dụng.
- Chú ý tới sinh hoạt và thay đổi thói quen lành mạnh:
+ Hạn chế làm công việc khuân vác nặng nhọc.
+ Tránh chấn thương và các tư thế gây chấn thương vùng cột sống do chơi thể thao, mang vác hoặc tai nạn,…
+ Kiểm soát cân nặng, giảm cân nếu bị béo phì để giảm tải lực đè lên cột sống.
+ Có một chế độ dinh dưỡng đầy đủ các chất, đặc biệt là những thực phẩm giàu canxi, tăng cường ăn rau xanh, trái cây và hạn chế chất béo.
+ Không hút thuốc, không sử dụng các chất kích thích khác.
+ Luôn giữ cột sống ở tư thế tốt, tránh đứng hoặc ngồi sai tư thế quá lâu, luân phiên thay đổi tư thế.
+ Thường xuyên tập thể dục đều đặn, nên tập các động tác cử động vùng cột sống cổ và vùng cột sống thắt lưng.
+ Tránh những môn thể thao quá sức, hãy chọn các bài tập nhẹ nhàng như bơi lội, yoga, đi bộ,…