Cơ thể thừa Biotin có thể làm sai lệch kết quả xét nghiệm

Cơ thể thừa Biotin có thể làm sai lệch kết quả xét nghiệm
Theo báo cáo của Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), cơ thể thừa biotin có thể gây ra sai lệch trong một số kết quả xét nghiệm.

Cơ thể thừa Biotin sẽ dẫn đến những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

Một trong số đó là làm sai lệch kết quả xét nghiệm, gây ảnh hưởng đến quá trình chẩn đoán và điều trị cho người bệnh. Đây là một kết luận trong báo cáo của Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), sau rất nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng và tác dụng của Biotin với cơ thể con người.

1. Cơ thể thừa Biotin có thể làm sai lệch kết quả xét nghiệm

Biotin, còn được gọi là vitamin B7 hoặc vitamin H, thường được tìm thấy trong các loại vitamin tổng hợp, vitamin prenatal và các chất bổ sung. Biotin có tác dụng cải thiện thành phần của móng tay, tóc và da.

Theo một nghiên cứu vào 11/2017, FDA đã cảnh báo: Cơ thể thừa Biotin có thể làm sai lệch kết quả của một số xét nghiệm, từ đó có khả năng dẫn đến chẩn đoán sai trong việc khám chữa bệnh. Những xét nghiệm này bao gồm đo mức độ hormone và xét nghiệm chẩn đoán triệu chứng bệnh đau tim.

Việc cơ thể thừa biotin làm sai lệch kết quả của một số xét nghiệm không phải là một phát hiện mới. Nhưng FDA cho biết, có rất nhiều bệnh nhân cũng như bác sĩ vẫn không biết rằng biotin có thể có tác dụng phụ này.

FDA cũng lưu ý thêm rằng: Đã có sự gia tăng các báo cáo về các sai lệch như trên, dẫn đến nhiều hậu quả tiêu cực.

Trong một báo cáo mới đây, một bệnh nhân sử dụng biotin liều cao đã chết vì đau tim. Sau khi xét nghiệm máu, kết quả cho thấy có sự báo cáo sai lệch về mức độ của troponin - một loại protein cảnh báo về các tổn thương tim nếu đạt nồng độ cao.

2. Bao nhiêu biotin trong cơ thể là quá nhiều?

Viện Y học khuyến cáo rằng mọi người nên nạp vào cơ thể 0,03 miligam biotin mỗi ngày. Tuy nhiên, FDA cho biết, một số chất bổ sung có chứa tới 20 miligam biotin - gấp hơn 650 lần lượng khuyến cáo.

Không có số liệu chính xác về liều lượng biotin để có thể gây ra các lỗi xét nghiệm. Hiện tại các nhà nghiên cứu đang tìm hiểu vấn đề này.

Một nghiên cứu sơ bộ nhỏ đã được công bố vào tháng 9/2017 trên tạp chí JAMA. Nhóm nghiên cứu đã tiến hành thực nghiệm để xem thử liều lượng biotin ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm ở 6 người trưởng thành khỏe mạnh như thế nào.

Các nhà nghiên cứu yêu cầu những người tham gia uống 10 mg vitamin mỗi ngày, liên tục trong một tuần. Họ lấy mẫu máu từng người trước và sau khi uống vitamin, sau đó đưa vào nhiều thử nghiệm khác nhau trong phòng thí nghiệm.

Các nhà nghiên cứu thực hiện tổng số 23 xét nghiệm trong phòng thí nghiệm. Kết quả nghiên cứu cho thấy, việc bổ sung biotin gây ra kết quả sai lệch cho gần 40% tổng số xét nghiệm.

Nhóm nghiên cứu cũng kết luận rằng, sự sai lệch do cơ thể thừa biotin này có thể khiến các bác sĩ không xác định được triệu chứng suy tim xung huyết. Một khả năng sai lệch khác là khiến cho kết quả xét nghiệm của một người khỏe mạnh và một bệnh nhân tuyến giáp trở nên tương đồng với nhau.

Một nghiên cứu khác đến từ nhóm nghiên cứu của TS. Holmes - giảng viên dược học phân tử và điều trị tại Trường Y Loyola, Maywood, IL. Nhóm đã kiểm tra 374 xét nghiệm chạy trên một số máy xét nghiệm phổ biến nhất tại Mỹ, và thấy rằng 221 trong số này sử dụng biotin trong xét nghiệm. Khoảng 80% số xét nghiệm đi kèm với chỉ dẫn cho thấy kết quả có thể bị sai lệch khi thừa biotin trong máu bệnh nhân.

Như vậy, việc để cơ thể thừa biotin dẫn đến sai lệch kết quả xét nghiệm là vô cùng nguy hiểm. Do đó, trước khi có ý định bổ sung biotin, bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để xác định liều lượng phù hợp với mình nhằm tránh những rủi ro hoặc tác dụng phụ. 


Tác giả: Thùy Dung