Cao huyết áp là bệnh lý nguy hiểm, nhất là với những đối tượng trung niên và người cao tuổi. Cao huyết áp gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nhận biết sớm bệnh cao huyết áp giúp chúng ta có biện pháp điều trị hợp lý. Từ đó tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Cao huyết áp thường xảy ra khi huyết áp của bạn tăng đến mức độ không lành mạnh. Căng thẳng, béo phì, lười vận động...là nguyên nhân gây cao huyết áp. Những người bị cao huyết áp thường có tình trạng huyết áp tối đa lớn hơn 135mmHg. Huyết áp tối thiểu lớn hơn hoặc bằng 85mmHg.
Các chỉ số huyết áp có thể tăng hoặc giảm tùy thuộc vào giới tính, độ tuổi và thói quen sinh hoạt. Bạn có thể nhận biết sớm bệnh cao huyết áp bằng cách sử dụng thiết bị và máy đo chuyên dụng. Ngoài ra, tùy theo thể trạng của người bệnh, chúng ta có thể nhận biết cao huyết áp thông qua các triệu chứng khác nhau. Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp.
Bạn hoàn toàn có thể nhận biết sớm bệnh cao huyết áp qua những dấu hiệu đặc trưng trên cơ thể người bệnh. Một số dấu hiệu cao huyết áp thường gặp như: Đánh trống ngực, xuất hiện các vấn đề thị lực, cụ thể là những tổn thương gây ra ở võng mạc. Nhức đầu, chóng mặt, đỏ mặt, đau ngực...đều là những dấu hiệu sớm của bệnh cao huyết áp.
Một trong những dấu hiệu nhận biết sớm bệnh cao huyết áp chính là nhịp tim không đồng đều. Hay còn được gọi là đánh trống ngực. Người bị cao huyết áp có cảm giác tim đập nhanh hơn bình thường.
Nhiều người nói rằng tim họ đập thình thịch giống như chạy đua với thời gian, tạo cảm giác như bỏ qua một số nhịp đập.
Nhịp tim không đồng đều phổ biến hơn khi huyết áp lớn hơn 140/90mmHg. Điều này, khiến tim phải làm việc nhanh hơn để "bơm máu". Đồng thời, duy trì việc cung cấp máu cho toàn bộ các mô trên cơ thể.
Người bị cao huyết áp mãn tính có thể gây tổn thương cho các mạch máu nhỏ bên trong mắt. Điều này dẫn đến dấu hiệu suy giảm thị lực ở người bệnh.
Một trong những dấu hiệu nhận biết sớm bệnh cao huyết áp chính là những tổn thương ở võng mạc mắt. Các bệnh lý về võng mạc do cao huyết áp có thể trở nên rất nghiêm trọng nếu không được điều trị sớm. Một số trường hợp nặng, bệnh nhân có thể bị mất thị lực vĩnh viễn.
Ngoài ra, bệnh thần kinh thị giác cũng có thể là do cao huyết áp gây nên. Do đó, khi phát hiện thị lực có vấn đề bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám ngay.
Đây cũng là dấu hiệu sớm của bệnh cao huyết áp. Khi huyết áp tăng cao dẫn đến áp lực bên trong cranium tăng gây đau đầu dữ dội. Đau đầu do cao huyết áp khác với chứng đau nửa đầu hoặc đau đầu do các nguyên nhân khác bạn đã trải qua trước đó.
Đau đầu do cao huyết áp thường rất dữ dội và không phản ứng với các thuốc giảm đau hiện tại. Do đó, khi cơ thể có dấu hiệu này bạn cần đến khám bác sĩ ngay để được chẩn đoán chính xác nhất.
Bên cạnh đau đầu thì chóng mặt cũng là dấu hiệu cao huyết áp dễ nhận biết. Đặc biệt là dấu hiệu chóng mặt do khởi phát đột ngột. Đây là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến đột quỵ.
Người bị cao huyết áp mãn tính có thể xuất hiện những cơn đau ngực nhẹ. Dấu hiệu này liên quan đến nhịp tim không đồng đều gây mệt mỏi ở người bệnh. Đau ngực là triệu chứng không thể bỏ qua, bởi nó cho biết mức độ nghiêm trọng của bệnh. Ngoài đau ngực, người bệnh có thể cảm thấy khó thở và buồn nôn.
Đỏ mặt thường xảy ra khi các mạch máu bên trong bị giãn ra. Đây có thể là phản ứng khi cơ thể tiếp xúc với một số tác nhân như ánh nắng mặt trời, thời tiết lạnh, đồ ăn cay, đồ uống nóng...
Tuy nhiên, đỏ bừng mặt cũng có thể xảy ra khi bạn bị căng thẳng, tiếp xúc với nhiệt độ cao, uống rượu hoặc tập thể dục với cường độ mạnh. Tất cả những điều này có dẫn đến tăng huyết áp tạm thời, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
Nhận biết sớm bệnh cao huyết áp phải đặt trong tương quan với nguyên nhân gây bệnh. Đó có thể là nguyên nhân do vận động hoặc do bệnh lý. Người cao tuổi có nguy cơ bị cao huyết áp lớn hơn so với người trẻ tuổi. Bên cạnh đó, nam giới trung niên thường có tỷ lệ bị cao huyết áp so với nữ giới.
Để biết được trạng thái thực sự, người bệnh cần được thăm khám, theo dõi liên tục. Điều này giúp hạn chế tối đa những nguy cơ biến chứng có thể xảy ra. Đồng thời, giúp người bệnh thiết lập chế độ ăn uống, vận động phù hợp để bảo vệ sức khỏe của chính mình.