Có thể cũ nhưng mới với nhiều người: Mùa nóng nên ăn dưa hấu hay ăn dứa?

Có thể cũ nhưng mới với nhiều người: Mùa nóng nên ăn dưa hấu hay ăn dứa?
Cả dứa và dưa hấu đều chứa nhiều nước cùng vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên nhiều người cho biết họ cảm thấy nóng hơn khi ăn hai loại quả này - sự thật là gì?

Ăn dưa hấu nóng hay mát, ăn dứa nóng hay mát là vấn đề được nhiều người quan tâm khi mùa nắng nóng đang bắt đầu.

1. Ăn dưa hấu nóng hay mát?

Trong quả dưa hấu có nhiều chất dinh dưỡng và các nguyên tố vi lượng rất tốt cho sức khỏe như: Nước, chất đạm, chất béo, chất xơ, canxi. magie, kali, đồng. Đồng thời, dưa hấu có vitamin gì? những vitamin có trong dưa hấu có thể kể đến như vitamin C, B2, E, K,...Tổng năng lượng từ 100g dưa hấu là 16 KCal.

1.1. Tác dụng của dưa hấu đối với sức khỏe

- Cung cấp nước: Một quả dưa hấu chiếm đến 92% là nước. Lợi ích của dưa hấu với hàm lượng nước cao giúp bạn được bổ sung nước tức thì, giải tỏa cơn khát trong những ngày hè nóng bức.

- Tốt cho tiêu hóa: Dưa hấu giàu nước và chất xơ, giúp thúc đẩy nhu động ruột, để hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

- Tốt cho tim mạch: Trong dưa hấu có các vitamin như vitamin A, B6, C, magiê và kali và các khoáng chất rất tốt cho tim của bạn. Ngoài ra, Lycopene có ở quả dưa còn giúp giảm cholesterol và huyết áp.

- Hạt dưa hấu giúp ngăn ngừa thiếu máu: Hạt dưa hấu cung cấp đến 0.29mg sắt. Chính vì vậy, nếu bạn thường xuyên ăn dưa hấu cả hạt, lượng hồng cầu trong máu cũng sẽ tăng lên đáng kể. Theo thời gian sẽ giảm nguy cơ bị thiếu máu.

Có thể cũ nhưng mới với nhiều người: Mùa nóng nên ăn dưa hấu hay ăn dứa? - Ảnh 2.

Trong quả dưa hấu có nhiều chất dinh dưỡng và các nguyên tố vi lượng rất tốt cho sức khỏe (Ảnh: Internet)

- Kháng viêm, hồi phục vết thương: Quả dưa hấu có hàm lượng vitamin C rất cao, giúp các vết thương phục hồi nhanh, mau liền sẹo.

- Làm đẹp da và tóc: Lượng vitamin C và A trong dưa hấu giúp cơ thể tạo ra collagen, cho làn da có độ đàn hồi, mịn màng và mái tóc chắc khỏe, mượt mà hơn. Ngoài ra, khi ra ngoài trời nắng vào mùa hè, tóc bạn sẽ bớt xơ xác và làn da sẽ được bảo vệ và giảm nguy cơ bị cháy nắng.

1.2. Ăn dưa hấu nóng hay mát?

Thật tuyệt vời là những quả dưa hấu mọng nước có tính hàn nên câu trả lời cho việc ăn dưa hấu mùa hè nóng hay mát chính là mát.

Cơ chế làm mát cơ thể của dưa hấu là do chứa nhiều nước, giàu chất xơ và ít calo nên được đánh giá giúp cơ thể giải nhiệt, lợi tiểu, thích hợp ăn vào mùa hè. Tuy nhiên nhiều người ăn dưa hấu bị đau bụng là do các loại trái cây tính mát có thể giảm nhu động ruột, dẫn tới đầy bụng và khó tiêu hơn. Chính vì thế mà người bị các vấn đề tiêu hóa mạn tính nên hạn chế ăn.

Dưa hấu vào mùa hè có thể được sử dụng làm sinh tố, kem, salad trái cây rau củ hoặc nước ép đều tốt cho sức khỏe.

2. Ăn dứa nóng hay mát?

Dứa là loại trái cây có hàm lượng calo thấp nhưng lại có bảng thành phần dinh dưỡng cực ấn tượng. Chỉ với 165g dứa đã bao gồm: 83 calo; 1,7g chất béo; 1g chất đạm; 21,6g tinh bột; 2,3g chất xơ; 88% giá trị vitamin C hàng ngày (DV); 109% DV mangan; 11% DV vitamin B6; 20% DV đồng cùng thiamine, folate, kali, magie, niacin, axit pantothenic, riboflavin và sắt.

Có thể cũ nhưng mới với nhiều người: Mùa nóng nên ăn dưa hấu hay ăn dứa? - Ảnh 3.

Dứa là loại trái cây có hàm lượng calo thấp nhưng lại có bảng thành phần dinh dưỡng cực ấn tượng (Ảnh: Internet)

2.1. Tác dụng của dứa đối với sức khỏe

Dứa chứa nhiều chất dinh dưỡng và các hợp chất có lợi cho sức khỏe, chẳng hạn như mangan, vitamin C và các enzyme giúp hỗ trợ tiêu hóa. Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, ăn dưa tươi hay dứa chế biến đều có thể giúp tăng cường khả năng miễn dịch, giảm nguy cơ ung thư và cải thiện khả năng phục hồi sau phẫu thuật.

- Chống lại bệnh tật: Nhờ giàu chất chống oxy hóa được gọi là flavonoid và các hợp chất phenolic - hai thành phần giúp bảo vệ tim.

- Hỗ trợ tiêu hóa: Dứa chứa bromelain có chức năng như một protease giúp phân hủy các phân tử protein thành các khối axit amin và peptit nhỏ để ruột non dễ dàng hấp thụ hơn. Điều này đặc biệt hữu ích đối với những người bị suy tuyến tụy do tuyến tụy không tạo đủ enzyme tiêu hóa.

- Giảm nguy cơ ung thư: Một số nghiên cứu cho thấy dứa và các hợp chất của nó bao gồm cả bromelain có thể giảm nguy cơ ung thư bằng cách giảm thiểu căng thẳng oxy hóa và giảm viêm.

- Tăng cường miễn dịch và ức chế viêm nhiễm: Dứa chứa nhiều vitamin, khoáng chất và enzyme có thể cải thiện khả năng miễn dịch và giảm viêm, giúp tăng số lượng bạch cầu chống lại bệnh tật, tuy nhiên cần nhiều nghiên cứu hơn để có thể kết luận rõ ràng về liều lượng cũng như tính hạn chế. Nhưng cần lưu ý rằng dứa và các hợp chất của dứa đều không thể chữa khỏi hay ngăn ngừa COVID-19.

- Làm dịu triệu chứng viêm khớp: Đặc tính chống viêm của bromelain có thể giúp giảm đau cho những người bị viêm khớp, chẳng hạn như giảm viêm khớp lưng dưới.

Có thể cũ nhưng mới với nhiều người: Mùa nóng nên ăn dưa hấu hay ăn dứa? - Ảnh 4.

Cả dứa và dưa hấu đều có thể giúp giải nhiệt (Ảnh: Internet)

2.2. Ăn dứa nóng hay mát?

Loại quả vàng óng phổ biến vào mùa hè nên dễ khiến nhiều người lầm tưởng dứa nóng như nhãn. Thực tế, dứa là loại quả có tính bình, vị ngọt thanh, thích hợp để ăn trong mùa hè - nhưng không nên ăn quá nhiều.

Nguyên nhân là do dứa có chứa bromelain có thể gây kích ứng với cơ địa nhạy cảm nếu ăn nhiều, chẳng hạn như sinh nhiệt miệng, ngứa lưỡi nổi mụn nhọt,... Ngoài ra, bromelain còn ảnh hưởng tới quá trình đông máu. 

Ăn dứa xanh có sao không? mặc dù chưa được nghiên cứu công nhận nhưng một số người cho biết họ bị buồn nôn, đau bụng và tiêu chảy khi ăn dứa xanh - vì thế mà tốt nhất bạn nên ăn dứa chín với thịt quả màu từ vàng nhạt tới trung bình.

3. Vậy đâu là các loại trái cây gây nóng cho cơ thể?

Các thực phẩm có tính nóng bao gồm: vỏ bưởi, ổi, đào, quả mâm xôi, mít, mơ, sầu riêng, xoài,  bạc hà, quế, gừng, đinh hương, rau mùi, hạt cọ, tỏi, hành lá, óc chó, tỏi, ớt đỏ và ớt xanh, dừa và quả việt quất. Bạn nên ăn hạn chế trong mùa hè, nhất là những người dễ sinh nhiệt, bốc hỏa.

Theo lý thuyết cân bằng năng lượng trong y học cổ truyền, trái cây “lạnh” thường được khuyên dùng cho người “nóng”, trái cây “ấm” được khuyên dùng cho người “lạnh” và trái cây “trung hòa” phù hợp với tất cả mọi người. Hầu hết mọi người đều "trung lập" về năng lượng. Người “nóng” thường lưỡi đỏ, dễ nóng khát, dễ bị táo bón. Người “lạnh” thường lưỡi nhạt, tứ chi lạnh, thường xuyên lạnh và tiêu chảy.

Nhưng vào mùa hè nóng nực, trái cây năng lượng "lạnh" (âm) thường tốt hơn trái cây năng lượng "ấm" (dương), theo Tiến sĩ Xia Xiang, phó chủ tịch Viện Trị liệu Ăn kiêng Thượng Hải cho biết.

Nguồn dịch: 

1. Pineapple: 8 Impressive Health Benefits

2. Whether Watermelon Is Heat or Cold for Body?


Tác giả: Allen