Cơ thể có những dấu hiệu thừa Đồng như thế nào?

Cơ thể có những dấu hiệu thừa Đồng như thế nào?
Không chỉ thiếu Đồng mà cơ thể bị dư thừa Đồng cũng ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của bạn. Vậy dấu hiệu thừa Đồng là gì? Cùng tìm hiểu ngay sau đây.

1. Điểm lại vai trò của Đồng đối với cơ thể

Trước khi giúp bạn trả lời câu hỏi: Các dấu hiệu thừa Đồng là gì? Hãy cùng nhắc lại những vai trò quan trọng của khoáng chất này.

Cơ thể chúng ra cần Đồng với hàm lượng rất nhỏ, tuy nhiên lại không thể thiếu vì những lý do sau:

- Bổ máu: Đồng giúp sắt được tổng hợp và hấp thu vào cơ thể tốt hơn. Từ đó, phòng tránh được nguy cơ thiếu máu.

- Làm thần kinh hoạt động tốt: Đồng có vai trò quan trọng trong việc hình thành các bao myelin bọc ngoài các dây thần kinh, giúp bảo vệ và làm cho quá trình hoạt động của chúng được trơn tru hơn.

- Phát triển hệ thống xương, răng: Đồng tham gia vào quá trình phát triển xương, giúp xương được chắc khỏe hơn, tránh các bệnh tật như giòn xương dễ gãy, xương dị dạng…

- Chuyển hóa dưỡng chất: Nhiều nghiên cứu đã chứng minh Đồng tham gia vào các phản ứng chuyển hóa dưỡng chất cho cơ thể. Người ta tìm thấy sự có mặt của khoáng chất Đồng trong nhiều loại enzym như cytochrome oxidase, lysyl oxidase, ceruloplasmin, superoxide dismutase, tyrosinase…

Các enzym này cần thiết cho nhiều hoạt động sống của cơ thể, đồng thời giúp tổng hợp các dưỡng chất quan trọng cho các hệ cơ quan khác nhau như xương khớp, mạch máu, hô hấp, thần kinh...Đồng cũng nằm trong hàng rào bảo vệ chống lại các gốc tự do gây hại cơ thể.

- Cần thiết cho da và tóc: Đồng có mặt trong quá trình hình thành sắc tố cho da và tóc chắc khỏe. Nó cũng tăng tạo collagen cần thiết để duy trì sự đàn hồi.

2. Dấu hiệu thừa Đồng của cơ thể

Dưới đây là một số dấu hiệu thừa Đồng thường thấy nhất. Cần lưu ý, thừa Đồng còn có thể do di truyền (rối loạn chuyển hóa Đồng dẫn đến sự tích tụ Đồng quá nhiều trong cơ thể), vấn đề này sẽ được nhắc đến sau.

- Da xấu

- Trầm cảm

- Khó nuốt

- Đau nhức xương khớp

- Dễ bị bầm tím

- Cơ thể mệt mỏi

- Chán ăn, buồn nôn

- Hay bị phát ban

- Sưng phù tay chân

Dấu hiệu thừa Đồng có thể bị nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe khác. Do đó, khi thấy cơ thể có những thay đổi bất thường cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám, làm các xét nghiệm chuyên sâu xem đó có phải dấu hiệu thừa Đồng mà cơ thể cảnh báo hay không. Tùy vào kết quả và tình trạng của bạn mà bác sĩ sẽ chỉ định điều trị thích hợp, tránh những nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe.

Có một số trường hợp, phát sinh dấu hiệu thừa Đồng do tự ý bổ sung thuốc hoặc thực phẩm chức năng quá liều, không theo chỉ định của bác sĩ. Lời khuyên cho bạn là tuyệt đối không tự ý bổ sung Đồng dạng thuốc hay thực phẩm chức năng, bởi cơ thể chỉ cần một lượng Đồng rất nhỏ và có thể nạp vào thông qua dinh dưỡng hàng ngày là đủ.

3. Nguồn bổ sung Đồng tự nhiên, an toàn

Để tránh các dấu hiệu thừa Đồng nói riêng và các vấn đề sức khỏe khác nói chung, hãy chú ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày bằng cách ăn uống đa dạng các nhóm thực phẩm từ thịt, cá đến rau, củ, quả.

Gan động vật như gan bò, gan bê...là nguồn bổ sung Đồng dồi dào giúp bạn nạp Đồng một cách an toàn và đủ mà không làm xuất hiện các dấu hiệu thừa Đồng.

Các loại thịt đỏ cũng chứa hàm lượng Đồng thiết yếu. Hoặc các loại hải sản đặc biệt là hàu, sò,...kể cả các loại cá biển cũng có chứa lượng Đồng nhất định giúp bạn bổ sung.

Ngoài ra, phải kể đến một số loại thực phẩm khác như rau màu xanh lá, các loại đậu, ngũ cốc nguyên liệu, bột cacao hoặc sô cô la...Đây đều là những thực phẩm chứa Đồng.

Trên đây là những thông tin cần thiết giúp bạn biết được những dấu hiệu thừa Đồng và điểm lại vai trò của khoáng chất này đối với cơ thể.


Tác giả: Trà Mi