Đối với những người khỏe mạnh, ăn uống và sinh hoạt bình thường thì nhu cầu khoáng chất natri tối thiểu, khuyến nghị theo độ tuổi như sau:
- Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi: 100mg/ngày.
- Trẻ từ 6 - 11 tháng tuổi: 600mg/ngày.
- Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi: 1200mg/ngày.
- Trẻ em từ 1 - 2 tuổi: 900mg/ngày.
- Người trưởng thành: 2300mg/ngày.
Vì chúng ta bổ sung khoáng chất natri cho cơ thể chủ yếu qua muối ăn, nên dựa theo lượng natri khuyến nghị trên, lượng muối khuyến nghị nạp vào cơ thể hàng ngày là:
- Trẻ từ 6 - 11 tháng tuổi: 2000mg/ngày.
- Trẻ em từ 1 - 2 tuổi: 2205mg/ngày.
- Trẻ em từ 2 - 5 tuổi: 3000 mg/ ngày.
- Trẻ em từ 6-9 tuổi: 4000 mg/ ngày.
- Trên 10 tuổi: 5000 mg/ ngày.
- Tuổi càng cao thì cơ thể bạn càng nhạy cảm ở natri, bởi natri có khả năng làm tăng huyết áp. Cơ hơn một phần ba số người 45 tuổi bị tăng huyết áp, nhưng con số đó nhảy vọt lên hơn 50% ở tuổi 55 và hơn 70% ở tuổi 75. Đó là lý do tại sao sau 50 tuổi, bạn cần giảm lượng natri xuống.
- Khoáng chất natri có vai trò quan trọng trong ổn định huyết áp. Do vậy, những người bị huyết áp cao cực kỳ nhạy cảm với natri. Nếu bạn bị tăng huyết áp, hãy giới hạn lượng natri ở mức 1.500mg mỗi ngày.
- Những người bị tiểu đường đã có mạch máu xơ cứng hơn, giòn hơn, vôi hóa hơn, do đó họ có nhiều khả năng chịu phải các tác động bất lợi của huyết áp cao. Điều đó làm cho việc phòng ngừa càng trở lên quan trọng hơn. Nếu bạn bị tiểu đường nhưng không bị huyết áp cao, đừng nạp quá 2.300mg natri mỗi ngày.
- Nếu bạn bị mắc các bệnh về thận, bạn chỉ nên nạp từ 1.380 đến 1.840mg khoáng chất natri mỗi ngày để bảo vệ và cải thiện các triệu chứng của thận. Tiêu thụ quá nhiều natri không gây ra sỏi thận trực tiếp, nhưng vì nó làm tăng lượng canxi bài tiết nên nó có thể có lợi cho sự hình thành sỏi thận.
- Khi bị đau nhức xương khớp, bạn cũng cần giảm lượng natri xuống. Bởi canxi bị bài tiết qua đường nước tiểu cùng với natri. Càng nhiều natri nạp vào thì càng có nhiều lượng canxi bị mất đi, làm tổn hại đến xương. Hãy giới hạn lượng natri hàng ngày dưới 2.000mg.
- Natri có thể bị đào thải ra ngoài cơ thể qua mồ hôi. Do vậy, với những người đổ mồ hôi nhiều như người lao động nặng, vận động viên tập luyện cường độ cao, người làm việc nơi nắng nóng,.... cần uống thêm nước giải khát có bổ sung thêm natri để chống mất nước. Hiện nay có rất nhiều đồ uống thể thao và nước giải khát bù điện giải có sẵn trên thị trường.
- Khi bị mắc các bệnh về đường tiêu hóa như nôn và tiêu chảy nghiêm trọng, cơ thể sẽ bị mất nước, cần bổ sung thêm natri. Biện pháp bổ sung natri thường gặp nhất trong trường hợp này là uống nước bù điện giải (ví dụ nước ozerol).
- Nếu bạn đang sử dụng một số loại thuốc kích thích bài tiết như thuốc lợi tiểu, thuốc giảm đau, thuốc chống trầm cảm,... thì cũng cần bổ sung thêm lượng natri.
- Một số bệnh lý có thể khiến cho cơ thể đào thải lượng lớn natri qua quá trình tiểu tiện, ví dụ như hội chứng Bartter, một số vấn đề về thận,... Khi đó, bệnh nhân cần phải bổ sung thêm natri để duy trì lượng khoáng chất natri ổn định trong cơ thể.
>>> Có thể bạn quan tâm: Khoáng chất là gì? Vai trò của khoáng chất đối với cơ thể con người
Những khuyến nghị và lưu ý trên chỉ là kiến thức giúp bạn đánh giá chung tình trạng của bản thân. Để biết chính xác cơ thể bạn cần bao nhiêu khoáng chất natri là phù hợp thì bạn cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng.
Nguồn dịch: http://www.eatingwell.com/article/281629/how-much-sodium-do-you-need/