Có thể bạn chưa biết: Điều trị hạ kali máu bằng cách... ăn chuối

Có thể bạn chưa biết: Điều trị hạ kali máu bằng cách... ăn chuối
Chuối là loại quả chứa nhiều đạm, vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Chuối không chỉ là loại quả ăn tráng miệng như nhiều người nghĩ mà còn có tác dụng phòng chống và điều trị hiệu quả rất nhiều bệnh, trong đó có điều trị hạ kali máu.

1. Công dụng tuyệt vời của chuối

Chuối là loại quả chứa nhiều tinh bột, chất đạm, khoáng chất và vitamin, trong đó được đánh giá cao về hàm lượng chất kali và vitamin C. Ngoài ra, các nhà khoa học còn phát hiện ra chuối có chất Potassiu mà ít loại quả có được. Chính vì sở hữu những thành phần này mà chuối được khuyên dùng trong điều trị nhiều bệnh lý.

Có thể bạn chưa biết: Điều trị hạ kali máu bằng cách... ăn chuối - Ảnh 1.

Chuối là loại quả có công dụng tuyệt vời trong chữa bệnh (Ảnh: Internet)

Chuối chứa nhiều vitamin C nên còn có tác dụng giúp làm đẹp da. Vitamin C được đánh giá là thành phần giúp sản sinh collagen cũng như chống lão hóa. Vitamin C trong chuối cao lại dễ ăn nên những người sợ chua, răng kém vẫn có thể ăn chuối hàng ngày.

2. Tác dụng của chuối trong điều trị hạ kali máu

2.1. Hạ kali máu là gì?

Hạ kali máu là tình trạng cơ thể không giữ được lượng kali đủ để duy trì hoạt động bình thường, và có thể dẫn đến tử vong.

Tổng lượng kali trong toàn cơ thể (bao gồm trong tế bào, khoảng kẽ và trong máu) vào khoảng 50mEq/kg cân nặng với 98% lượng kali ở trong tế bào. Nồng độ kali máu bình thường dao động từ 3,5 - 5,5mEq/L. Khi lượng kali máu dưới 3,5 mEq/L thì được gọi là hạ kali máu.

2.2. Công dụng của chuối trong điều trị hạ kali máu

Với người đang điều trị cao huyết áp có sử dụng thuốc lợi tiểu, khi đi giải nhiều sẽ dẫn đến hụt chất điện giải, đặc biệt là kali. Khi bị hạ kali trong máu, cơ thể chúng ta có thể xảy ra các tình trạng như tê chân tay dẫn đến co rút, khó nói, mệt mỏi…

Để bù đắp, các bác sĩ sẽ kê thêm thuốc có thành phần kali vào hoặc khuyến cáo bệnh nhân ăn thêm chuối. Ngoài ra, chất Potassiu góp phần cân bằng lượng muối trong cơ thể, hạn chế tình trạng trương tăng trương lực cơ, gây ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh giao cảm. Tương tự, chuối cũng được khuyến cáo dùng cho những người có tiền sử bị hạ kali máu.

Có thể bạn chưa biết: Điều trị hạ kali máu bằng cách... ăn chuối - Ảnh 2.

Ăn chuối hàng ngày giúp điều trị hạ kali máu rất tốt (Ảnh: Internet)

Không chỉ có vậy, chuối còn có tác dụng làm vững bền thành mạch máu. Những người bị bệnh xơ vữa thành mạch (có thể do nhiều yếu tố như huyết áp cao, mỡ máu, lắng cặn acid,…) nếu không có chế độ ăn uống hợp lý, giữ gìn sức khỏe sẽ rất dễ bị đột quỵ. Lúc này thành mạch máu sẽ bị vỡ, dẫn đến xuất huyết. Tuy nhiên, khi ăn chuối thường xuyên sẽ có thể giúp thành mạch máu đàn hồi tốt hơn, sự co giãn mạch tốt, từ đó tránh được nguy cơ xuất huyết, đột quỵ.

Do đó, mỗi ngày bạn nên ăn một quả chuối hoặc cách ngày ăn một quả. Nên ăn sau bữa cơm khoảng một tiếng bạn nhé.

3. Những ai không nên ăn nhiều chuối?

Mặc dù chuối rất tốt cho sức khỏe và có những công dụng chữa bệnh không thể phủ nhận, nhưng một số đối tượng nên cân nhắc cũng như hạn chế ăn loại quả này. Người bị bệnh tiểu đường không nên ăn quá nhiều chuối. Do chuối có nhiều tinh bột, nếu ăn nhiều có thể dẫn đến tình trạng đường huyết tăng. Do đó, nếu người bình thường ăn một quả mỗi ngày thì người tiểu đường chỉ nên ăn nửa quả mỗi ngày. Khi ăn chuối nên cân đối các thực phẩm khác để tránh thừa tinh bột.

Có thể bạn chưa biết: Điều trị hạ kali máu bằng cách... ăn chuối - Ảnh 3.

Người bị đau dạ dày không nên ăn chuối khi đói (Ảnh: Internet)

Ngoài ra, chuối là loại quả lên men cao nên thường được dùng để làm giấm. Nếu người bị đau dạ dày cần chú ý ăn chuối để tránh đau hơn. Bởi người bị bệnh này hầu hết bị dư axit, khi ăn chuối vào, nhất là chuối chín nục sẽ xảy ra tình trạng lên men cao và nhanh nên sau khi ăn người bệnh hay bị đầy bụng, khó tiêu, ợ và đau. Nếu ăn chuối nên ăn khi đang no, ăn chuối chín tới, không ăn khi đói và chuối chín nục.

Tác giả: Diệu Anh