Có thai sau sinh mổ có bắt buộc phải bỏ?

Có thai sau sinh mổ có bắt buộc phải bỏ?
Có thai sau sinh mổ là vấn đề khiến nhiều người băn khoăn, lo lắng. Vậy việc này có ảnh hưởng tới sự an toàn của mẹ và bé, bài viết dưới đây sẽ làm rõ vấn đề này.

Không ít trường hợp có thai sau sinh mổ vài tháng được bạn bè và người thân khuyên phá thai để tránh làm bục vết mổ, gây nguy hiểm đến tính mạng của người mẹ. Khi rơi vào trường hợp này, nhiều mẹ cảm thấy vô cùng bối rối.

 1. Chuyên gia nói gì về việc có thai sau sinh mổ? 

Chia sẻ về vấn đề này, bác sĩ Nguyễn Ngọc Thông, Trung tâm Chăm sóc sức khoẻ sinh sản TP. Hồ Chí Minh khẳng định, những trường hợp có thai sau sinh mổ 5-7 tháng không phải là tình huống chỉ định bỏ thai. Cơ hội "mẹ tròn con vuông" là hoàn toàn có thể.

Có thai sau sinh mổ có bắt buộc phải bỏ? - Ảnh 2.

Có thai sau sinh mổ không phải tình huống chỉ định bỏ thai (Ảnh: Internet)

Mọi bác sĩ đều khuyên giữa hai con nên có một khoảng cách tuổi an toàn, đặc biệt đối với các trường hợp sinh mổ, thời gian này là cần thiết để vết mổ được phục hồi. Bởi vì khi có thai sau sinh mổ vài tháng, người mẹ đang ở trong một thai kỳ nguy cơ cao.

Do đó, người có thai sau khi sinh mổ phải thường xuyên thăm khám, theo dõi thai tại những bệnh viện chuyên khoa phụ sản hoặc các bệnh viện tuyến trên để có đủ điều kiện cơ sở vật chất, phát hiện kịp thời những biến chứng có thể xảy ra.

2. Nguy cơ có thể gặp khi có thai sau sinh mổ

Có thai sau sinh mổ có bắt buộc phải bỏ? - Ảnh 3.

Phụ nữ có thai sau sinh mổ có nguy cơ nứt vết mổ (Ảnh: Internet)

Nguy cơ nứt vết mổ đối với phụ nữ có thai sau sinh mổ là có thể xảy ra, đặc biệt là trong giai đoạn cuối thai kỳ. Do đó, việc tuân thủ theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ cần phải được thực hiện một cách tuyệt đối, nếu có dấu hiệu bất thường cần ngay lập tức tới gặp người có chuyên môn để được xử lí kịp thời.

Tuy nhiên, nếu vô tình có thai sau khi sinh mổ, người mẹ cũng không nên quá lo lắng và nóng vội khi quyết định đi phá thai. Những trường hợp "mẹ tròn con vuông" là không hề hiếm gặp bên cạnh những biến cố xấu có thể xảy ra. Vì vậy, hãy tìm đến bác sĩ để có lời khuyên chính xác nhất trước khi đưa ra quyết định.

 3. Hậu quả của việc phá thai  

Bên cạnh đó, việc đi đến quyết định phá thai cũng gây ảnh hưởng ít nhiều tới tinh thần của các thành viên trong gia đình và tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn:

- Nạo phá thai khiến tâm lí của cả thai phụ và các thành viên trong gia đình trở nên nặng nề hơn vì phải tước đi quyền được sống của một đứa trẻ.

- Nguy cơ dính khoang tử cung: Khi lớp gốc ở màng trong tử cung bị tổn thương, mặt màng có thể dính vào nhau sẽ làm ảnh hưởng đến sự vận hành của tinh trùng và làm cho trứng đã thụ thai khó cắm vào, do đó hậu quả thường thấy nhất là không thụ thai được, có khi có thai cũng dễ sẩy thai.

- Hiện tượng không thụ thai: Sau khi nạo phá thai, không thụ thai lại được nữa, ngoài nguyên nhân dính khoang tử cung đã nói trên, còn có khả năng do ống dẫn trứng bị viêm. 

- Dễ sảy thai hoặc đẻ non: Khi nạo phá thai, đặc biệt là khi nạo, phải dùng đến kìm để lấy thai ra, nếu miệng cổ tử cung bị dụng cụ nới rộng làm rách, thì sau đó, hễ có thai là sau 12 tuần sẽ kết thúc bằng sẩy thai.

Có thai sau sinh mổ có bắt buộc phải bỏ? - Ảnh 4.

Cần cân nhắc trước khi quyết định nạo phá thai (Ảnh: Internet)

Tóm lại, việc nạo phá thai không bao giờ được khuyến khích trừ những trường hợp đặc biệt. Sau khi sinh mổ, người mẹ nên thực hiện những biện pháp tránh thai an toàn tới khi vết mổ lành hẳn. Nếu có thai sau sinh mổ vài tháng, bên cạnh tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ, người mẹ cũng cần nghỉ ngơi, giữ tinh thần thoải mái, tránh vận động mạnh.

Tác giả: Bùi Thảo Ngân