Triệu chứng bệnh giang mai ở miệng và cách điều trị dứt điểm

Triệu chứng bệnh giang mai ở miệng và cách điều trị dứt điểm
Những biểu hiện của bệnh giang mai trên cơ thể người bệnh vô cùng đa dạng, chúng có thể xuất hiện ở hậu môn, ở bộ phận sinh dục, thậm chí ở miệng...Vậy bạn đã biết những triệu chứng giang mai ở miệng chưa?

Giang mai ở miệng là một dạng khá phổ biến của căn bệnh giang mai. Hiện nay bệnh giang mai ở miệng đang có chiều hướng gia tăng nhanh chóng bởi không ít người trong xã hội không có kiến thức và thông tin về căn bệnh này. Để hiểu hơn về những triệu chứng bệnh giang mai ở miệng cũng như cách điều trị bệnh dứt điểm, mời các bạn cùng tham khảo trong bài viết dưới đây.

1. Bệnh giang mai là gì?

Giang mai là một căn bệnh xã hội nguy hiểm do xoắn khuẩn có tên là Treponema pallidum (xoắn khuẩn giang mai) xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh. Giang mai có thể gặp ở cả nam giới và nữ giới trong mọi độ tuổi.

Triệu chứng bệnh giang mai ở miệng và cách điều trị - Ảnh 1.

Giang mai là căn bệnh lây qua đường tình dục không an toàn (Ảnh: internet)

Bệnh thường lây lan qua đường tình dục không an toàn, dù bất kỳ hình thức quan hệ nào, kể cả khi quan hệ tình dục bằng miệng, quan hệ tình dục bằng hậu môn.

Bệnh giang mai cũng có thể bị lây nhiễm theo con đường lây truyền từ mẹ sang con khi mang thai hoặc lúc sinh đẻ.

Bệnh nếu không được phát hiện sớm và có biện pháp điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng cực kì nguy hiểm như gây rối loạn thị giác, rối loạn chức năng co thắt, bệnh xương khớp, biến chứng ở khu vực mắt, nội tạng, tổn thương tim, hệ thống mạch máu và hệ thần kinh… dẫn đến tử vong.

Triệu chứng bệnh giang mai ở miệng và cách điều trị - Ảnh 2.

Nếu điều trị không kịp thời, giang mai có thể gây ảnh hưởng đến thị giác của người bệnh (Ảnh: internet)

Giang mai là một căn bệnh có triệu chứng rất đa dạng, có thể xuất hiện ở nhiều nơi trên cơ thể người bệnh. Tuy nhiên, các biểu hiện của bệnh này ở miệng lại khiến người bệnh hay nhầm lẫn nhất. Vậy bạn đã biết những triệu chứng giang mai ở miệng chưa?

2. Triệu chứng giang mai ở miệng

Ngoài bộ phận sinh dục, miệng là một bộ phận chịu ảnh hưởng rất nặng nề của căn bệnh giang mai. Các tổn thương ở miệng đôi khi khiến cho bệnh nhân suy sụp thể lực rất nhanh chóng.

Do đó mà người bệnh cần phải nhận biết được các triệu chứng giang mai ở miệng càng sớm càng tốt để có các phương pháp chữa trị kịp thời.

Cả giang mai giai đoạn 1 và 2 đều có thể xuất hiện các biểu hiện của bệnh trên miệng.

Nguyên nhân là do khi quan hệ tình dục bằng miệng (oral sex) với những người mắc bệnh giang mai, ở những người này đang có một số vấn đề về răng miệng như trầy xước miệng, chảy máu chân răng,...

Một số những triệu chứng bệnh giang mai ở miệng mà bạn nên chú ý như sau:

- Các nốt loét trên miệng xuất hiện sau khi quan hệ tình dục với người đã mắc bệnh giang mai, trong khoảng 10 - 90 ngày.

Triệu chứng bệnh giang mai ở miệng và cách điều trị - Ảnh 3.

Các vết loét miệng kèm mủ là triệu chứng giang mai ở miệng phổ biến (Ảnh: internet)

- Xuất hiện những vết loét nhẹ tại vùng quanh họng: ban đầu các vết loét này có hình dạng giống như bệnh nhân bị nhiệt miệng, do đó mà người bệnh thường không chú ý và phát hiện bệnh cho đến khi xuất hiện các triệu chứng nặng hơn.

- Ngoài ra, bệnh giang mai ở miệng còn có các triệu chứng xuất hiện ở lưỡi, gây đau họng, nuốt vướng, có thể có sưng hạch ở cổ và nhiều nơi.

Triệu chứng bệnh giang mai ở miệng và cách điều trị - Ảnh 4.

Vết loét cũng có thể xuất hiện ở vùng lưỡi (Ảnh: internet)

- Bệnh nhân đôi khi cảm thấy đau và khó chịu ở khu vực quanh cổ.

- Xuất hiện tình trạng viêm nhiễm, ngứa rát vùng họng: nguyên nhân có thể là do vết loét trên miệng phát triển nghiệm trọng hơn và gây ra hiện tượng sưng tấy cả vùng họng.

- Sau vài hôm thì các vết loẹt này có có mủ đục bên trong, làm cho người bệnh mất giọng, hoặc nặng hơn là khó thở.

Tuy nhiên đây chỉ là những dấu hiệu cơ bản của bệnh. Để có thể nhận biết bệnh chính xác hơn chúng ta nên đi khám và hỏi ý kiến bác sĩ ngay khi nhận thấy những triệu chứng nghi ngờ của bệnh.

Triệu chứng bệnh giang mai ở miệng và cách điều trị - Ảnh 5.

Biểu hiện của giang mai ở miệng thường bị nhầm lẫn với nhiệt miệng (Ảnh: internet)

3. Nguyên nhân giang mai ở miệng

Giang mai ở miệng thường lây nhiễm qua nhiều con đường với nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên theo các bác sĩ chuyên khoa gia liễu thì có một số nguyên nhân thường gặp gây ra bệnh đó là:

Quan hệ tình dục không an toàn: Chính bởi lối sống tình dục không lành mạnh, yêu thích quan hệ bằng miệng với nhiều người chính là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh giang mai ở miệng.

Hôn nhau: Nếu bạn đang bị những vấn đề của các bệnh trong khoang miệng mà hôn người đang bị bệnh giang mai thì tỷ lệ nhiễm bệnh giang mai ở miệng cũng rất cao.

Lây từ mẹ sang con: Phụ nữ mang thai mắc bệnh giang mai sẽ truyền bệnh cho con trong bụng gây ra giang mai bẩm sinh ở trẻ sau khi sinh ra. Bên cạnh đó việc tiếp xúc với vết loét ở bộ phận sinh dục của người mẹ cũng làm tăng khả năng mắc bệnh của em bé.

Dùng chung vật dụng sinh hoạt cá nhân: Sử dụng chung khăn mặt, bàn chải đánh răng, dao cạo râu với người bị giang mai ở miệng cũng là nguyên nhân gây ra bệnh với người bình thường.

4. Hậu quả của bệnh giang mai ở miệng

Bệnh giang mai ở miệng gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với cơ thể con người. Cùng xem những tác hại thường gặp của bệnh bao gồm:

- Bệnh nhân giai đoạn đầu có thể bị sâu răng, vàng răng, viêm lợi, sưng nướu hay một vài vấn đề trong khoang miệng.

- Nuốt khó, miệng có mùi hôi.

- Ảnh hưởng đến não, dây thần kinh.

- Bệnh nhân giai đoạn nặng hơn có thể bị biến dạng vùng miệng, khó khăn trong giao tiếp.

- Người mắc bệnh có khả năng lây nhiễm sang người khác.

Triệu chứng bệnh giang mai ở miệng và cách điều trị - Ảnh 7

Bệnh giang mai gây ra những vấn đề nghiêm trọng trong khoang miệng. (Ảnh: Internet)

5. Cách điều trị giang mai ở miệng

Khi thấy những dấu hiệu bệnh giang mai ở miệng, người bệnh cần chủ động đến các cơ sở y tế để khám và điều trị bệnh kịp thời. Các bác sĩ sẽ chuẩn đoán và đưa ra cho bệnh nhân những phác đồ điều trị hợp lý. Một số cách điều trị bệnh bao gồm:

Điều trị bằng thuốc tây:  Trong trường hợp bệnh còn nhẹ, các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bệnh bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, liều dùng và thời gian sử dụng thuốc của mỗi bệnh nhân là khác nhau vì vậy không nên dùng thuốc tuy tiện mà cần thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ.

Vật lý trị liệu: Người bệnh ở giai đoạn nặng hơn thường có những biểu hiện về thần kinh, tĩnh mạch thì có thể sử dụng thuốc kết hợp với vật lý trị liệu để tiêu diệt xoắn khuẩn và hạn chế các biến chứng có thể xảy ra. Tuỳ theo mức độ người bệnh mà các bác sĩ sẽ có phác đồ phù hợp.

 Kích thích cân bằng miễn dịch DNA: Phương pháp này hoạt động theo cơ chế phá huỷ các nguồn cung cấp dinh dưỡng nuôi mầm bệnh. Sau đó tác động phục hồi các tế bào bị tổn thương, đồng thời giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. 

6. Biện pháp phòng ngừa bệnh giang mai ở miệng

Khi đã có các triệu chứng giang mai ở miệng thì khả năng lây truyền bệnh cho người khác là rất cao nếu người bệnh không sử dụng các biện pháp phòng tránh lây nhiễm bệnh.

Do đó, để phòng ngừa lây bệnh giang mai cho những người thân, người bệnh lưu ý không nên dùng chung các vật dụng cá nhân như khăn mặt, bàn chải đánh răng, khắn tắm… Ngoài ra, người bệnh cũng cần tránh uống rượu, bia, nước lạnh vì dễ kích thích và khiến họng bị tổn thương.

Lời kết

Trên đây là những triệu chứng giang mai ở miệng mà bạn nên biết để có thể giúp chúng ta nhận biết bệnh dễ dàng hơn trong việc khám và điều trị bệnh. Hi vọng những thông tin trên đây của chúng tôi có thể giúp ích cho các bạn để phòng ngừa bệnh giang mai ở miệng tốt hơn.


Tác giả: Trương Xuân