Có những lựa chọn sinh sản nào cho bệnh nhân ung thư buồng trứng muốn có con?

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Ngoại Tổng hợp
Có những lựa chọn sinh sản nào cho bệnh nhân ung thư buồng trứng muốn có con?
Nếu bạn đã cắt bỏ hoàn toàn tử cung và buồng trứng, việc mang thai là không thể xảy ra. Tuy nhiên bệnh nhân vẫn có những lựa chọn khác để thực hiện khao khát làm mẹ.

Ung thư buồng trứng trong nhiều trường hợp có thể khiến bệnh nhân mất hoàn toàn khả năng sinh sản. Tuy nhiên với những đột phá trong y học hiện đại thì việc lựa chọn những phương pháp mang thai khác là hoàn toàn có thể.

Buồng trứng là cơ quan sinh sản quan trọng nhất của người phụ nữ. Chức năng buồng trứng suy giảm sẽ dẫn đến việc khó khăn khi mang thai. Đối với những bệnh nhân mắc ung thư buồng trứng, trong nhiều trường hợp họ sẽ mất hoàn toàn khả năng sinh đẻ và đây là một điều đáng tiếc đối với bất kỳ người phụ nữ nào.

1. Điều trị và khả năng sinh sản

Điều trị ung thư buồng trứng có thể dẫn đến việc phải loại bỏ cả buồng trứng và ống dẫn trứng  hoặc thậm chí là tử cung. Điều này có nghĩa là bạn sẽ không thể mang thai một cách tự nhiên nhưng bạn vẫn có thể có các lựa chọn khác.

Nếu ung thư được phát hiện sớm, bệnh nhân có thể  được bảo tồn tử cung và buồng trứng, do đó bệnh nhân vẫn có thể sinh sản được bình thường. Tuy nhiên, hóa xạ trị có thể hỏng buồng trứng còn lại và tăng nguy cơ mãn kinh sớm hơn.

Ưu tiên chính của việc điều trị là cứu sống tính mạng của người bệnh

Trước khi tiến hành điều trị, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ về kế hoạch mang thai của mình trong tương lai để được lựa chọn điều trị một cách tốt nhất. Tuy nhiên điều này là rất khó bởi bạn có thể phải điều trị khẩn cấp nếu không muốn bỏ qua cơ hội điều trị bệnh một cách tốt nhất. Do vậy bệnh nhân có thể bị hoãn thời gian mang thai vào rất lâu sau đó.

Bệnh nhân nên thảo luận với bác sĩ về việc lựa chọn điều trị và bảo tồn khả năng sinh sản như sau:

- Đánh giá cơ hội mang thai của bạn sau điều trị

- Tác dụng phụ của điều trị đối với cơ thể

- Tác dụng phụ của điều trị đến thai nhi nếu bạn mang thai trong quá trình truyền hóa chất

Hiện nay, có một số phương pháp hỗ trợ việc sinh sản của người phụ nữ, các phương pháp này bao gồm:

2. Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF)

Nếu bạn không phải phẫu thuật cắt tử cung, bạn hoàn toàn có thể tham gia thụ tinh trong ống nghiệm.

Thụ tinh trong ống nghiệm là quá trình trứng được thụ tinh bởi tinh trùng (từ chồng hoặc người hiến tặng) và đặt vào tử cung của người phụ nữ. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh tình của người phụ nữ mà việc lấy trứng có thể được diễn ra trước thời gian điều trị nhưng không phải lúc nào cũng có thể trì hoãn điều trị để làm điều này. Bệnh nhân vẫn có thể sử dụng trứng hiến của người khác.

Hầu hết các trung tâm sinh sản đều khuyên bệnh nhân mang thai thích hợp nhất là 2 năm sau điều trị ung thư buồng trứng.

3. Sự lựa chọn khác

Nếu bạn đã cắt bỏ hoàn toàn tử cung và buồng trứng, việc mang thai là không thể xảy ra. Tuy nhiên bệnh nhân vẫn có những lựa chọn khác để thực hiện khao khát làm mẹ.

- Mang thai hộ

Mang thai hộ là việc tinh trùng của chồng hoặc người hiến tặng đặt trong âm đạo của người phụ nữ được chọn mang thai hộ mà không phải là chính bạn.

- Nhận nuôi và bồi dưỡng

Bệnh nhân mắc ung thư buồng trứng không còn khả năng sinh sản nhưng vẫn muốn nuôi con có thể lựa chọn cách nhận con nuôi hợp pháp.

Nếu bạn quyết định không có con

Bạn không thể phủ nhận việc không còn khả năng sinh sản, tuy nhiên việc đối phó với những vấn đề này phụ thuộc vào nghị lực của chính người bệnh.

Bệnh nhân ung thư nào cũng sẽ phải đối mặt với những cảm xúc tâm lý khác nhau, đặc biệt là người phụ nữ. Bệnh nhân mắc ung thư buồng trứng thường cảm thấy cô đơn, thèm khát có con, những cảm xúc này có thể khiến bệnh tình của bạn suy giảm nhanh chóng. Do vậy mục tiêu quan trọng nhất của mỗi bệnh nhân là cứu sống tính mạng của mình.


Nguồn dịch:

https://www.targetovariancancer.org.uk/information-and-support/younger-women/fertility

Tác giả: TMH