Có những loại cây hỗ trợ chữa bệnh xương khớp nào? Cần lưu ý gì khi dùng?

Có những loại cây hỗ trợ chữa bệnh xương khớp nào? Cần lưu ý gì khi dùng?
Bên cạnh các loại thuốc tây, bệnh xương khớp cũng có thể được chữa bằng các loại cây trong dân gian. Dưới đây là các loại cây chữa bệnh xương khớp phổ biến bạn có thể tìm mua.

Dùng các cây trong dân gian chữa bệnh đau nhức xương khớp tuy không mang tới hiệu quả lập tức nhưng bệnh sẽ được điều trị từ từ. Đặc biệt, những loại cây dưới đây đều từ thiên nhiên, không lo hóa chất, tác dụng phụ, cách dùng cũng rất đơn giản. Do đó, nó được nhiều người ưa chuộng và sử dụng.

Tuy nhiên, lưu ý rằng những loại cây này chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh, bệnh nhân vẫn cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Đặc biệt, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu muốn sử dụng.

1. Bệnh xương khớp là gì?

Đây là tên gọi chung của những bệnh có liên quan đến xương và khớp với những triệu chứng là đau nhức, sưng khớp. Các loại bệnh này thường sẽ làm bệnh nhân bị hạn chế trong quá trình vận động.cỞ người có 3 loại khớp là khớp bán động (ở đốt sống), khớp động (ở tay, chân), khớp bất động (ở hộp sọ). Trong đó, khớp động và khớp bán động là hai vị trí dễ bị suy yếu do nhiều lý do khác nhau. Khi cơ quan này yếu sẽ gây nên bệnh xương khớp.

2. Những loại cây hỗ trợ chữa bệnh xương khớp mà bạn có thể tham khảo

2.1. Cây Hy thiêm

Là một trong những cây thuốc nam chữa bệnh đau nhức xương khớp, hy thiêm còn có tên gọi khác là cỏ dĩ, chó đẻ, hổ cao,… Tên tiếng Anh là Siegesbeckia orientalis L. Theo các tài liệu ghi chép từ các thế hệ trước để lại, cây này có vị đắng, tính hàn, hơi độc, vào hai kinh can và thận. Cây được dùng để làm thuốc chữa đau nhức, tê thấp, yếu chân, gân cốt nhức lạnh, lưng gối tê dại.

Cây Hy thiêm mọc hoang ở nhiều tỉnh thành trên Việt Nam và cũng được dùng rộng rãi ở Trung Quốc, Nhật Bản, Philipin, châu Úc. Vì khả năng chữa bệnh hiệu quả mà có nơi còn gọi hy thiêm là “cỏ của trời”.

TẤT TẦN TẬT CÁC LOẠI CÂY CHỮA BỆNH XƯƠNG KHỚP  - Ảnh 1.

Hy thiêm còn có tên khác là cây chó đẻ (Nguồn: Internet)

Người ta thường thu hái loại cây khi chưa ra hoa, thông thường vào tháng 4-5 tùy vào từng nơi. Khi thu hoạch sẽ bó thành từng bó nhỏ, phơi khô trong điều kiện mát mẻ. Trong nhiều sách ghi chép, hy thiêm phải nấu và phơi 9 lần mới tốt, dùng cây tươi có thể gây tình trạng nôn mửa.

2.2. Khoai tây

Là loại lương thực phổ biến hàng ngày nhưng khoai tây cũng nằm trong danh sách các loại cây chữa bệnh xương khớp hiệu quả. Để chế biến thành thuốc sẽ sử dụng chất có trong mầm khoai tây. Đây là chất độc, nếu ăn phải khoai tây đã bị mọc mầm có thể dẫn tới tình trạng đau bụng đi ngoài, nôn, ngộ độc, đái ra máu, suy giảm hệ hô hấp và thần kinh,…

Tuy nhiên, thành phần Solanin có trong những cây thuốc nam chữa bệnh xương khớp này khi được chế biến thành thuốc lại có tác dụng giảm đau, có thể dùng để giảm đau bụng, vùng gan, đau nhức xương khớp. Bác sĩ thường sử dụng 0,05g tới 0,20g trong một ngày dưới hình thức dạng thuốc viên, thuốc gói hay tiêm.

2.3. Thổ phục linh

Các loại cây thuốc nam chữa bệnh xương khớp chắc chắn phải kể tới thổ phục linh hay còn có tên gọi là củ củ kim cang, khúc khắc. Tên khoa học là Smilax glabra Roxb. Đây là cây thuốc trị đau nhức xương khớp được dùng trong cả đông y và tây y. Theo tài liệu ghi chép xưa, thổ phục linh có tính bình, vị ngọt, nhạt, vào 2 kinh can và vị. Thổ phục linh thường được sử dụng nhằm mục đích khử phong thấp, lợi gân cốt, chữa đau nhức xương khớp,…

TẤT TẦN TẬT CÁC LOẠI CÂY CHỮA BỆNH XƯƠNG KHỚP  - Ảnh 2.

Thổ phục linh có vị ngọt, tính bình (Nguồn: Internet)

Giống như hy thiêm, thổ phục linh cũng mọc hoang ở khắp nơi trên đất nước Việt Nam. Cây có thể thu hoạch quanh năm nhưng nhưng vào mùa vụ là mùa thu đông. Người ta đào lấy thân rễ, loại bỏ những rễ nhỏ rồi đem rửa sạch. Khi rễ đang còn ướt thì thái mỏng rồi phơi khô. Có nơi người ta để nguyên cả củ để phơi.

2.4. Lá lốt

Cũng thuộc các loại cây trị viêm khớp bằng thuốc nam, lá lốt không những là loại gia vị quen thuộc mà còn được sử dụng để làm thuốc sắc. Theo nghiên cứu của khoa học, trong lá lốt có nhiều tinh dầu kết hợp cùng các hoạt chất chống oxy hóa như flavonoid, alcaloid. Hai chất này tác động trực tiếp vào cơ chế gây đau nhức xương khớp, từ đó giúp giảm đau, sưng và viêm tấy.

Lá cây có thể thu hoạch quanh năm, nhưng nếu sử dụng phần rễ thì thường được hái vào tháng 8-9. Cây có thể dùng tươi hoặc hái về phơi khô dùng dần.

2.5. Độc hoạt

Độc hoạt là tên gọi để chỉ thân và rễ của nhiều loại cây khác nhau. Trong đó một số vị chính là: Hương độc hoạt (Radix Angelicae pubescentis), Xuyên độc hoạt (Radix Angelicae tuhuo), Cửu nhãn độc hoạt (Rhizoma Araliae cordatae), Ngưu vĩ độc hoạt (Radix Heraclei hemsleyani).

Độc hoạt có vị cay, tính ôn, vào hai kinh can thận có tác dụng đuổi phong hàn, khử thấp, hết đau nhức, chữa đau đầu, đau răng. Cây thuốc trị xương khớp này hiện chưa thấy mọc phổ biến ở Việt Nam nhưng có nơi đã dùng rễ cây Tiền hồ với tên Độc hoạt. Vào các tháng 4 - 10, người ta sẽ đào lấy rễ, cắt bỏ phần thân, rửa sạch đất cát. Sau đó phơi hay sấy khô đem làm thuốc chữa.

TẤT TẦN TẬT CÁC LOẠI CÂY CHỮA BỆNH XƯƠNG KHỚP  - Ảnh 3.

Độc hoạt có tác dụng tốt (Nguồn: Internet)

2.6. Cẩu tích

Cẩu tích hay còn có nhiều tên gọi khác như cây lông khỉ, rễ lông cu ly, cẩu tồn mao... Đây là vị thuốc Đông y trị đau nhức xương khớp với phần lá dài tới 2m với phần thân rễ cây có lông tơ vàng bao phủ, trông tựa hình dáng của con cu ly. Cây này có thể tìm thấy dễ dàng ở nhiều nước như Campuchia, Quảng Đông, Việt Nam, Phúc Kiến... Theo nhiều tài liệu ghi chép thì cây có vị đắng, tính ôn nên thường được sử dụng trong các bài thuốc chữa bệnh xương khớp, phong hàn, đau lưng, mỏi xương khớp...

Cẩu tích có thể thu hoạch quanh năm nhưng thời gian lý tưởng nhất là cuối thu sang đông. Khi thu hoạch về cây sẽ được cắt bỏ rễ con, lông vàng, cuống lá sau đó thái mỏng và mang đi phơi khô. Bên cạnh đó, cây có thể đem đi hấp nhiều lần rồi mới mang đi phơi.

Các loại cây chữa bệnh xương khớp trong bài chỉ mang tính chất tham khảo, bạn không nên tự mua hoặc hái về sử dụng. Đặc biệt với những vị thuốc có tính độc dược cao. Tuy biết đúng cây thuốc nhưng để dùng hiệu quả, đảm bảo được đúng tác dụng của cây thuốc, dùng đúng bộ phận, đúng mùa, chế biến đúng cách.

Ngay cả việc dùng thuốc khô hay thuốc tươi nhiều khi cũng mang lại kết quả khác nhau do trong quá trình phơi sấy, một số chất có thể bị phá hủy. Vậy nên, công tác bào chế và sử dụng thuốc từ các loại cây là việc hết sức quan trọng cần phải được bác sĩ chỉ định rõ ràng.


Tác giả: Trang Lê