Đã bị đau dạ dày mà không chữa trị hoặc chữa trị không kiên trì, ăn uống lại thiếu khoa học thì nguy cơ gặp những biến chứng nghiêm trọng sau là rất cao.
Đau dạ dày nếu không chữa trị thì những ổ loét sẽ ăn sâu và lan rộng. Khi vết loét trở nên nghiêm trọng sẽ xuất hiện tình trạng chảy máu, vết loét càng lớn thì lượng máu chảy càng nhiều.
Xuất huyết dạ dày lâu ngày sẽ dẫn đến thiếu máu khiến cơ thể gầy gò, xanh xao, mệt lả và đuối sức rất nhanh. Nhiều trường hợp chảy máu cấp tính kèm đau bụng dữ dội, mệt mỏi, nôn ra máu, đi ngoài phân đen... nếu không cấp cứu kịp thời sẽ rất nguy hiểm.
Đây là một biến chứng vô cùng nguy hiểm của bệnh đau dạ dày. Các vết loét ngày càng sâu khiến cho niêm mạc dạ dày bị tổn thương và trở nên mỏng đi.
Nếu người bệnh cứ chủ quan, không chữa trị dứt điểm thì vết loét này có thể tạo thành vết thủng trên dạ dày. Một khi dạ dày bị thủng sẽ tạo ra cơn đau vô cùng dữ dội nếu không được cấp cứu kịp thời thì tỉ lệ tử vong rất cao.
Môn vị là một van đóng mở giữa dạ dày và tá tràng. Khi dạ dày vị lở loét sẽ gây phù nề niêm mạc dẫn đến hẹp môn vị.
Khi môn vị bị hẹp đi thì thức ăn bị ứ đọng lại trong dạ dày không xuống ruột được hoặc xuống rất ít. Từ đó sẽ xuất hiện triệu chứng như đầy bụng, khó tiêu, ợ chua và đến khi chuyển nặng sẽ gây đau bụng, nôn dữ dội. Một khi bị hẹp môn vị thì cần phải phẫu thuật mới khỏi bệnh được.
Một khi dạ dày đã xuất hiện vết loét mà người bệnh chủ quan không điều trị thì nguy cơ bị ung thư dạ dày cao hơn người khác rất nhiều lần. Ung thư dạ dày còn khiến người bệnh thường xuyên buồn nôn, mệt mỏi, chán ăn, thiếu máu, sụt cân nhanh... nếu không chữa trị kịp thời thì rất nguy hiểm tính mạng.
Hiện nay, ung thư dạ dày vẫn chưa có cách điều trị dứt hẳn, mà chỉ có thể làm giảm nhẹ các cơn đau để kéo dài thời gian sống cho người bệnh.
- Một khi đã có dấu hiệu đau dạ dày thì bạn tuyệt đối không được chủ quan mà nên đi khám và điều trị ngay lập tức.
- Trong quá trình chữa bệnh thì nên kiên trì cho đến khi khỏi hẳn, chứ không nên lúc trị lúc không sẽ gây kháng thuốc lẫn hại dạ dày hơn.
- Phải xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh, hạn chế các chất kích thích như rượu, bia, cà phê. Không ăn thực phẩm quá chua, cay, nóng.
- Ăn uống điều độ, tránh thức khuya, giảm căng thẳng để dạ dày không bị gây hại thêm.