Vào những ngày nắng nóng hoặc sau khi tập thể dục bạn bị mất nước qua mồ hôi. Không chỉ nước, cơ thể bạn có thể bị mất cân bằng carbohydrate và chất điện giải như natri và kali. Nước không thể thay thế những chất dinh dưỡng đó. Vậy có nên uống nước thể thao thay cho nước lọc hay không?
Trước khi tìm hiểu về vấn đề nên lựa chọn nước uống thể thao hay nước lọc, chúng ta cần hiểu về quá trình mất nước và nhu cầu bổ sung nước của cơ thể.
Cơ thể con người được tạo thành từ khoảng 60% là nước. Nước giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, đào thải chất thải trong cơ thể và cung cấp oxy đi khắp cơ thể. Nước cũng rất quan trọng đối với sức khỏe con người và là thành phần chính của hầu hết các bộ phận cơ thể. Đó là lý do tại sao việc giữ nước hàng ngày là rất quan trọng, cho dù bạn có tập thể dục hay không.
Mỗi ngày, chúng ta hấp thụ nước qua thức ăn và đồ uống, đồng thời loại bỏ nước qua nước tiểu, phân, mồ hôi và hơi thở. Điều quan trọng là phải giữ cân bằng lượng nước vào và ra.
Theo Viện Hàn lâm Khoa học, Kỹ thuật và Y học Quốc gia Hoa Kỳ cho biết lượng chất lỏng hấp thụ hàng ngày đầy đủ là khoảng 15,5 cốc (3,7 lít) chất lỏng mỗi ngày đối với nam giới và 11,5 cốc (2,7 lít) đối với phụ nữ. Điều này bao gồm tất cả các chất lỏng kể cả từ thực phẩm bạn ăn, không chỉ mỗi nước.
Đọc thêm:
+ Chỉ với 3s bạn có thể kiểm tra xem mình có đang bị mất nước hay không
+ Uống nước nhưng vẫn bị mất nước: Hóa ra đây chính là thủ phạm!
Không cung cấp đủ chất lỏng, đặc biệt là nước, có thể dẫn đến tình trạng mất nước. Các dấu hiệu khi cơ thể mất nước như:
- Mệt mỏi
- Chóng mặt
- Khát
- Khô miệng
- Ít mồ hôi hơn bình thường
- Không đi tiểu
- Nước tiểu đậm
- Da khô
- Lú lẫn
Mất nước có thể không nghiêm trọng nếu như bù nước kịp thời. Tuy nhiên, để cơ thể mất nước trầm trọng có thể dẫn tới sốc nhiệt, tụt huyết áp, thậm chí là tử vong.
Đồ uống thể thao là loại nước uống phù hợp với những người mất quá nhiều mồ hôi như các vận động viên hoặc tham gia tập thể dục liên tục trong hơn 1 hoặc 2 giờ. Vì các thành phần chính của đồ uống thể thao là nước, carbs và chất điện giải giúp cải thiện hiệu suất tập luyện hoặc phục hồi, ngăn ngừa tình trạng mất nước quá mức và thay đổi cân bằng điện giải.
Tuy nhiên, Theo Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh (CDC), một người bình thường nên bù nước bằng nước chứ không phải đồ uống thể thao. Những trường hợp được khuyên nên sử dụng loại đồ uống này như:
- Tập thể dục liên tục kéo dài hơn 60 phút
- Tập thể dục trong môi trường khắc nghiệt, chẳng hạn như nhiệt độ và độ ẩm cao
- Mất mồ hôi quá nhiều
Nếu bạn quyết định sử dụng đồ uống thể thao, có lẽ bạn nên tiêu thụ một lượng nhỏ hơn cho bài tập kéo dài dưới một giờ và không quá 30 gam carbs cho một buổi tập kéo dài 1 - 2 giờ.
Nước là đồ uống thiết yếu hàng ngày. Từ góc độ dinh dưỡng, nước là một lựa chọn tuyệt vời vì nó không chứa calo, đường, caffein hoặc chất béo. Nó cũng giúp đảm bảo cơ thể luôn đủ nước.
Bất kỳ khi nào bạn cũng có thể uống nước, tuy nhiên vào buổi tối bạn nên hạn chế với lượng vừa phải để tránh gặp các vấn đề về giấc ngủ khi dậy đi tiểu.
Tuy nhiên, trong những trường hợp tập luyện kéo dài và mất nhiều mồ hôi, chỉ uống nước có thể khiến mọi người dễ bị chuột rút hay còn gọi là phù tế bào, sưng tấy do tích tụ chất lỏng trong tế bào, dẫn đến hạ natri máu, hoặc nồng độ natri thấp trong máu, có thể dẫn đến các triệu chứng như nhầm lẫn và trong trường hợp nghiêm trọng có thể bị co giật.
Nhìn chung, nước luôn là lựa chọn lành mạnh cho cơ thể, đặc biệt là khi bạn không tập luyện cường độ cao hoặc tập thể dục vào một ngày nóng ẩm. Vì lượng đường và calo bổ sung trong đồ uống thể thao có liên quan đến nguy cơ phát triển và gặp các biến chứng cao hơn do các tình trạng như béo phì và bệnh tiểu đường loại 2.
Nguồn tham khảo: Water or Sports Drinks—Which is the Best Choice for You?