Trong hoạt động không khí bình thường của phổi, cơ hoành đóng vai trò vô cùng quan trọng, chúng thực hiện các công việc cần thiết giúp làm đầy phổi khi phổi trống rỗng. Đồng thời, cơ hoành cũng giúp cho quá trình trao đổi không khí có trộn lẫn oxy với khí trong không gian giữa nó và các mô phổi, hoạt động này được thực hiện một cách thụ động.
Tuy nhiên, ở những người mắc viêm phế quản, đường thở bị viêm và chứa rất nhiều dịch tiết nên khiến đường thở bị chít hẹp lại, làm cho lượng giảm lượng oxy trong quá trình hít vào và cũng làm giảm đi lượng carbon dioxide trong quá trình thở ra. Các mô phổi khi người bệnh có viêm phế quản cũng trở nên kém linh hoạt hơn, không thể cung cấp đủ lượng không khí trong quá trình hít vào và thở ra của người bệnh.
Khi không khí trong không gian giữa cơ hoành và mô phổi càng ngột ngạt thì càng có ít chỗ để cơ hoành co lại và tiếp nhận không khí mới. Để bổ sung lượng khí thiếu để cơ thể hoạt động, phổi phải hoạt động nhiều hơn, điều này khiến người bệnh thở nhanh hơn, thở dốc hơn.
Đây chính là cơ chế mà cơ hoành tham gia vào quá trình hô hấp cũng như vì sao người bệnh viêm phế quản lại có tình trạng khó thở. Quay lại với việc tập thể dục khi bị viêm phế quản có nên hay không? Bản chất của việc tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của toàn cơ thể đặc biệt là đối với phổi. Khi người viêm phế quản tập thể dục có thể khiến cho hệ tim mạch hoạt động tốt hơn, cơ bắp lấy được nhiều oxy hơn, làm tăng nhu cầu lấy không khí ở phổi và lưu thông máu ở tim.
Hệ cơ bắp nói chung và cơ hoành nói riêng sẽ được mạnh khỏe hơn nếu thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, nhờ đó mà tập thể dục khi bị viêm phế quản có thể làm giảm bớt một số triệu chứng của viêm phế quản mãn tính như thở khò khè, khó thở và mệt mỏi,...Tuy nhiên, tập thể dục khi bị viêm phế quản cần được thực hiện đúng cách.
Theo khuyến cáo của các Bác sĩ chuyên khoa hô hấp, tập thể dục khi bị viêm phế quản cấp tính nên được thực hiện khi người bệnh bớt đi các dấu hiệu của bệnh như khó thở, mệt mỏi hay tình trạng sốt cao hay sốt vừa. Tập thể dục khi bị viêm phế quản cấp tính còn giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục sức khỏe.
Tập thể dục với viêm phế quản cấp tính sẽ tùy vào tình trạng của người bệnh, người bệnh chỉ nên luyện tập khi triệu chứng của bệnh chỉ giới hạn ở phía trên cổ (xoang, họng và đầu) và các triệu chứng này đã bắt đầu thuyên giảm. Tập thể dục khi bị viêm phế quản cấp tính nên hạn chế hoạt động quá sức, người bệnh chỉ nên luyện tập khi bệnh đã bắt đầu thuyên giảm và các dấu hiệu cơ thể đã bắt đầu hồi phục.
Thực hiện các bài tập thể lực ở mức độ thấp - Ảnh minh họa
Khi các vấn đề như ho khan, ho có đờm hay tình trạng khó thở đã đỡ hơn người bệnh có thể thực hiện các bài tập với mức độ thấp. Tập thể dục khi bị viêm phế quản cấp tính ở mức độ thường xuyên hơn sẽ được thực hiện khi người bệnh đã khỏi bệnh hoàn toàn. Lúc này tăng cường luyện tập sẽ giúp phổi cải thiện chức năng một cách rõ ràng.
Nhưng vấn đề đặt ra đó là tập thể dục khi bị viêm phế quản ở giai đoạn này thì người bệnh vẫn nên thực hiện những bài tập nhẹ nhàng, giảm thời gian, tần suất và cường độ tập luyện xuống còn một nửa so với khi khỏe mạnh.
Đối với những người bị viêm phế quản mãn tính thì việc tập thể dục có vẻ khó khăn và gây mệt mỏi cho người bệnh, nhưng thực chất tập thể dục khi bị viêm phế quản mãn tính giúp cho hệ tim mạch cũng như phổi được hồi phục một cách tối đa, hạn chế được tình trạng giảm thông khí phổi một cách mãn tính. Hiện nay, có hai kỹ thuật tập thể dục khi viêm phế quản mãn tính bao gồm:
Các bài tập xen kẽ được hiểu là người bệnh tập luyện vài phút sau đó lại nghỉ một vài phút, người bệnh cứ tập luyện xen kẽ như vậy khoảng 20 - 30 phút tùy thuộc vào thể trạng của người bệnh.
Thực hiện các bài tập xen kẽ giữa nghỉ ngơi và luyện tập - Ảnh minh họa
Các bài tập thở có kiểm soát bao gồm các bài tập thở mím môi hay thở bụng giúp làm tăng thông khí phổi, làm cho phổi hoạt động được hiệu quả hơn. Tập thể dục khi bị viêm phế quản mãn tính nên thực hiện trong vòng 5 – 10 phút mỗi ngày để cải thiện triệu chứng khó thở.
Người bệnh tiến hành thở có kiểm soát bằng việc liên quan bằng mũi, người bệnh nên chậm rãi và thở mím môi dài gấp đôi so với hít vào. Còn đối với việc thở bằng bụng đòi hỏi quá trình hít vào và thở ra giống nhau người bệnh cần tập trung vào sự lên xuống của bụng.
Các bài tập thở có kiểm soát giúp người bệnh viêm phế quản - Ảnh minh họa
Tập thể dục khi bị viêm phế quản người bệnh cần lưu ý một số điểm dưới đây:
Nên áp dụng những bài tập nhẹ nhàng chẳng hạn như Yoga, người bệnh cũng nên tránh các tư thế hướng xuống hoặc lộn ngược vì nó sẽ tạo điều kiện cho đờm đi sâu vào trong phổi.
Người bệnh nên thực hiện các bài tập như đi bộ hay bơi lội, người bệnh cũng nên thực hiện các công việc nhà nhưng với cường độ nhẹ nhàng hơn, tránh để bản thân tập thể dục khi bị viêm phế quản quá mức.
Khi thể trạng người bệnh đỡ hơn, người bệnh nên tăng cường mức độ luyện tập để giúp hoạt động của phổi trở nên hiệu quả hơn. Người bệnh tập thể dục theo mức độ tăng dần để cơ thể dẫn thích nghi với mức độ luyện tập như trên.
Người bệnh nên giữ ấm cơ thể để không bị nhiễm lạnh, đồng thời tăng cường cải thiện sức mạnh cơ bắp để cải thiện chức năng của phổi. Người bệnh cũng nên điều chỉnh việc tập luyện để đáp ứng những thay đổi về thời tiết hoặc điều kiện môi trường
Người bệnh cũng nên uống nhiều nước để làm loãng đờm, giúp cho người bệnh dễ tống được đờm ra khỏi cơ thể một cách hiệu quả. Người bệnh cũng nên nghỉ ngơi xen kẽ với vận động thể lực để người bệnh được hồi phục một cách hiệu quả.