Có nên tắm khi bị mề đay?

Có nên tắm khi bị mề đay?
Trong dân gian thường tương truyền rằng những bệnh ngoài da hay dị ứng thì thường kiêng tiếp xúc với nước. Mề đay cũng vậy. Có bao giờ bạn tự hỏi tắm khi bị mề đay là đúng hay sai? Bài viết dưới đây sẽ tra lời cho bạn.

1. Có nên tắm khi bị mề đay

Theo quan niệm dân gian, người ta thường cho rằng người bị nổi mề đay nên kỵ gió và nước vì mề đay thuộc tính phong hàn.

Trong thực tế, việc kị gió là hoàn toàn đúng vì khi bị mề đay, làn da của chúng ta bị tổn thương do các vệt mẩn đỏ dị ứng hoặc do gãi ngứa làm trầy xước. Khi gặp gió, những vùng da này càng dễ bị nhiễn khuẩn hơn, có thể dẫn đến lở loét, nhiễm trùng hay mề đay lan diện rộng.

Ảnh 1.

Theo quan niệm dân gian, người ta thường cho rằng người bị nổi mề đay nên kỵ gió và nước vì mề đay thuộc tính phong hàn.

 Nhưng rất ít người biết rằng kị nước khi bị mề đay là hoàn toàn sai lầm.

Khi bị nổi mề đay, đặc biệt vào những ngày nóng, cơ thể chúng ta rất dễ tích tụ nhiều tế bào chết vì ra mồ hôi . nếu không tắm rửa thường xuyên, tuyến bã nhờn sẽ tiết ra nhiều hơn, kết hợp với những vi khuẩn ngoài môi trường sẽ khiến tỉ lệ nhiễm trùng tăng lên. Như vậy, bệnh mề đay không hững không thuyên giảm mà bạn còn vô tình làm tình trạng bệnh nặng hơn, khó lành hơn nếu tiếp tục kiêng nước.

Vì vậy, ngoại trừ nguyên nhân mề đay do nhiệt độ, không khí lạnh thì bệnh nhân hoàn toàn có thể tắm lạnh để giảm ngứa, làm sạch cơ thể tránh cac stee bào chết và tuyến bã nhờn tích tụ, đồng thời cũng có tác dụng giảm sưng phù, nóng rát.

2. Tắm khi bị mề đay cần lưu ý gì?

Chính vì khi cơ thể đang bị nổi mề đay, làn da của bạn rất nhạy cảm và dễ tổn thương, nên ngoài việc bạn hoàn toàn có thể tắm hằng ngày, cũng cần lưu ý trong khi tắm bạn một số vấn đề sau:

Tắm bằng nước ấm vừa đủ

Nước nóng sẽ khiến da bị khô và dễ kích ứng, làm da thêm tổn thương, những vết thương và mẩn đỏ của bạn sẽ trở nên tệ hơn nếu bạn tắm nước quá nóng so với bình thường. Tốt nhất bạn nên thử nhiệt độ của nước rồi mới tắm để tránh bị bỏng, rộp đột ngột. Nhiệt độ nước chuẩn nhất bạn có thể tắm là ở mức ấm vừa phải bởi nwocs ấm cũng làm bạn giảm bớt hiện tượng ngứa do mề đay.

 Ngoài việc tắm với mỗi nước ấm, từ xa xưa dân gian truyền lại một số phương thuốc tắm dân gian cũng rất hiệu quả như: tắm nước ấm với khá khế, lá trầu không, cây sài đất,...Đây là những loai lá cơ bản lành tính, an toàn và rất hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị mề đay ở người. chính vì thế mà những phương thuốc này đến nay vẫn được truyền tai nhau đến tận bây giờ.

Tránh chà xát mạnh

Khi bị mề đay, bạn không thể tránh khỏi cảm xác ngứa rát vô cùng khó chịu. Tuy vậy, không vì thế mà bạn nên cố gãi để thỏa mãn cơn ngứa. Việc này sẽ làm bạn để lại những vết sẹo rất xấu xí trên da sau khi hết bệnh. Khi tắm, bạn chỉ nên chà xát nhẹ nhàng, massage vùng da bị mề đay để máu lưu thông, giúp nhanh lành hơn.

Ảnh 3.

Khi tắm, bạn chỉ nên chà xát nhẹ nhàng, massage vùng da bị mề đay để máu lưu thông, giúp nhanh lành hơn.

Tránh các loại sửa tắm, dầu gội có xà phòng và chất tẩy rửa mạnh

Cũng giống như gãi, các hóa chất trong dầu gội, sữa tắm đóng sẵn có thể làm bạn kích ứng cũng như bào mòn da bạn.

Tránh tắm quá lâu

Bạn có biết, nếu tắm quá lâu, làn da của bạn sẽ bị mất đi độ ẩm, khiến da bị khô, dễ nhiễm trùng. Lời khuyên là bạn chỉ nên tắm 1 lần/ ngày và mỗi lần kéo dài 5-10 phút.Thay vào đó, hãy tắm bằng nước ấm vừa phải hoặc dùng các loại dầu gội, sữa tắm hưu cơ thiên nhiên hoặc lành tình nếu có thể.

Ảnh 4.

Bạn có biết, nếu tắm quá lâu, làn da của bạn sẽ bị mất đi độ ẩm, khiến da bị khô, dễ nhiễm trùng.

Chọn trang phục

Trong thời gian bị mề đay, bạn nên chọn trang phục mềm mại, thoáng mát để những vết phồng rộp không bị bí bức. Không mặc quần áo còn ẩm ướt hoặc quá bó sát bởi nó sẽ gây tổn thương làn da vốn đang nhạy cảm.

Không phủ nhận rằng, phần lớn những bệnh ngoài da xưa nay thường kiêng nước và gió. Tuy nhiên với mề đay, các bạn hãy lưu ý những điều chia sẻ ơ trên, bỏ qua quan niệm sai lần xưa nay để có phương pháp điều trị đúng nhất.

Tác giả: Việt Hà